Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố chủ chốt mang lại thành công và sự tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là yếu tố mà ứng viên quan tâm khi tìm hiểu môi trường làm việc của nhà tuyển dụng.
Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Các loại văn hoá doanh nghiệp? Làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công? Bạn đọc hãy cùng khám phá tất cả những điều này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!MỤC LỤC:1- Văn hóa doanh nghiệp là gì?2- Văn hóa doanh nghiệp quan trọng như thế nào?3- Loại hình văn hóa doanh nghiệp4- 11 ví dụ về xây dựng văn hóa doanh nghiệp5- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào?
Văn hoá doanh nghiệp là những giá trị, quan niệm, truyền thống mà doanh nghiệp xây dựng từ lúc bắt đầu thành lập và duy trì trong suốt quá trình phát triển.
Về cơ bản, văn hoá doanh nghiệp chỉ là yếu tố vô hình. Tuy nhiên, nó lại có khả năng tác động và chi phối cách vận hành cũng như thói quen, lối hành xử của toàn bộ công ty.
Bạn có thể bắt gặp văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua hai hình thức sau:
+ Hữu hình: Văn hoá doanh nghiệp được thể hiện qua đồng phục, cách đón tiếp khách hàng, đối tác, các quy định, quy tắc nội bộ,…
+ Vô hình: Văn hoá doanh nghiệp thể hiện qua thái độ, niềm tin của nhân viên, thói quen thực hiện công việc,…
Văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng cho từng doanh nghiệp. Sự khác biệt này đến từ các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp, bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
Những việc làm hấp dẫn
Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sales Logistic
Hà nội Sales Logistic
Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic
Hà nội Tư vấn , Sales Logistic
Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng kỹ thuật
Văn hoá doanh nghiệp tạo ra các giá trị, quy tắc và cách hành xử chung cho toàn doanh nghiệp nhằm định hướng cách suy nghĩ, hành động của đội ngũ nhân viên.
Dưới đây là những vai trò chính của văn hoá doanh nghiệp:
2.1- Thu hút và giữ chân nhân tài
Văn hoá doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty. Nó chính là nền tảng quan trọng giúp nhân viên định hướng và hiểu rõ mục tiêu cần hoàn thành. Từ đó, họ sẽ có thêm động lực để làm việc tốt hơn.
>>> Bạn có thể xem thêm: 06 Bài học từ văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
2.2- Nâng cao năng lực cạnh tranh, sự chuyên nghiệp
Bằng cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể tạo nên phong cách hoạt động kinh doanh riêng cho doanh nghiệp.
Với những nét đặc trưng riêng biệt, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được vị thế độc nhất trên thị trường. Nhờ vậy khả năng cạnh tranh cũng được nâng cao.Văn hoá doanh nghiệp có khả năng định hướng quy trình hoạt động cũng như quy tắc ứng xử của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của công ty. Qua đó, doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn trên tất cả các phương diện khác nhau của quá trình hoạt động.
2.3- Thúc đẩy sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh
Nền kinh tế, xã hội luôn không ngừng thay đổi. Để có thể phát triển và hội nhập với kinh tế trong và ngoài nước, mỗi doanh nghiệp đều phải liên tục đổi mới nhằm thích ứng tốt với những biến động thị trường.
Với tầm nhìn, sứ mệnh cụ thể trong văn hoá doanh nghiệp, tất cả các nhân viên trong công ty sẽ được thúc đẩy sáng tạo không ngừng nhằm mang đến những giải pháp kinh doanh đột phá cho doanh nghiệp.
2.4- Tạo môi trường làm việc hiệu quả
Với một văn hóa doanh nghiệp tốt và phù hợp thì sẽ tăng mức độ gắn bó và cam kết của nhân viên với những mục tiêu của công ty. Điều này giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc và hài lòng với công việc của họ, và sẽ làm việc chăm chỉ và năng suất hơn.
Văn hoá của doanh nghiệp ở từng vùng miền, khu vực, ngành nghề khác nhau thường có nhiều điểm khác biệt.
Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quan thì văn hoá doanh nghiệp có thể được phân thành các loại sau:
>>> Xem tiếp bài viết: https://hrchannels.com/Uptalent/van-hoa-doanh-nghiep.html
Comments