top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Viết thư cảm ơn sau nhận Offer gây ấn tượng với Nhà Tuyển Dụng

Dù đã cầm chắc trong tay suất “trúng tuyển” vào vị trí mà bạn mong muốn nhưng không nên vì sự chắc chắn này im lặng, âm thầm đến nhận việc hoặc chỉ hồi âm một dòng cảm ơn cho có lệ. Nhà tuyển dụng đã có một thư thông báo tuyển dụng chuyên nghiệp gửi đến bạn thì đáp lại, bạn nên hồi âm  một cách chuyên nghiệp. Viết thư cảm ơn trúng tuyển như nào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, quân sư TalentBold sẽ chia sẻ kinh nghiệm bạn ngay đây.MỤC LỤC1- Thư cảm ơn trúng tuyển là gì?2- Tại sao cần viết thư cảm ơn trúng tuyển?    2.1. Tránh gây bất lợi cho giai đoạn thử việc    2.2. Thống nhất lịch trình và nội dung làm việc giữa đôi bên3- Bố cục của thư cảm ơn trúng tuyển    3.1. Tiêu đề thư cảm ơn trúng tuyển    3.2. Lời chào người phụ trách    3.3. Lời cảm ơn    3.4. Xác nhận đồng ý nhận việc    3.5. Kết thư4- Lưu ý khi viết thư cảm ơn trúng tuyển    4.1. Ngôn ngữ thư cảm ơn    4.2. Hồi âm toàn bộ danh sách email    4.3. Thể hiện lại sự nhiệt huyết với nhà tuyển dụng    4.4. Thời gian gửi thư cảm ơn    4.5. Hình thức gửi thư cảm ơn    4.6. Câu chữ, ngữ pháp, văn phongXem thêm  >>>> Việc làm Tiếng Trung hấp dẫn cần tuyển GẤP  

1- Thư cảm ơn trúng tuyển là gì? 

Thư cảm ơn trúng tuyển là thư hồi âm mà ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng sau khi nhận được thông báo trúng tuyển từ họ. Thông qua thư cảm ơn, ứng viên trúng tuyển không chỉ gửi lời cảm ơn đến người phụ trách vì đã trao cơ hội công việc cho mình mà còn:

  • Xác nhận với nhà tuyển dụng về việc mình đến nhận công việc

  • Thống nhất thời gian nhận việc để doanh nghiệp tiện sắp xếp

  • Hỏi thêm một số thông tin để bạn có một buổi đầu tiếp quản công việc thật thuận lợi.

2- Tại sao cần viết thư cảm ơn trúng tuyển? 


Nhiều bạn nghĩ rằng, doanh nghiệp đã chọn mình thì coi như chắc ăn rồi, chỉ cần hồi âm đã nhận thông báo trúng tuyển vậy là đủ. Thực tế lại không hẳn như vậy, vì “30 chưa phải là Tết”

2.1. Tránh gây bất lợi cho giai đoạn thử việc 

Mọi thái độ và hành động của bạn từ khi trúng tuyển đến khi hoàn tất giai đoạn thử việc đều sẽ được ghi nhận và đánh giá. Bởi đó chính là nền tảng để nhà tuyển dụng dự đoán mức độ phù hợp công việc, thái độ hợp tác cùng đồng đội, sự hòa đồng tôn trọng đồng nghiệp của bạn.

Việc hồi âm thư thông báo trúng tuyển một cách hời hợt có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không tôn trọng doanh nghiệp, nếu có quyết định đi làm thì chỉ là “tạm thời” để không phải thất nghiệp chứ chưa thực sự ưng ý.  Họ có thể loại bạn vì thái độ này nhưng quyết định tuyển dụng là cả một quá trình đánh giá và cân nhắc từ nhiều phòng ban nên vì hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn tiến hành thử việc cùng bạn để đánh giá thêm. Tuy nhiên, một ấn tượng không hay đã hình thành thì ít nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình thử việc.

2.2. Thống nhất lịch trình và nội dung làm việc giữa đôi bên 

Những việc làm hấp dẫn

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Dịch vụ khách hàng , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Bán hàng (Khác)

Viêng Chăn Dệt may/ Sợi/ Giầy da, QA/QC

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

Bình Định, Gia Lai, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Thư trúng tuyển ngoài thông báo tuyển dụng, sẽ bao gồm thêm một vài thông tin cần bạn xác nhận như bạn có quyết định nhận việc không, thời gian dự kiến bắt đầu có phù hợp lịch trình của bạn không, bạn có cần thêm thông tin gì không...

Nhất cử lưỡng tiện, thư cảm ơn sẽ dành không gian cho bạn để hoàn tất những nội dung này, vừa tạo sự thuận lợi cho công việc của đôi bên, vừa gây ấn tượng tốt về một tác phong làm việc chuyên nghiệp.

3- Bố cục của thư cảm ơn trúng tuyển 


Thư cảm ơn trúng tuyển chuyên nghiệp sẽ bao gồm những nội dung sau:

3.1. Tiêu đề thư cảm ơn trúng tuyển 

Bạn nên ghi rõ “thư cảm ơn” kèm theo vị trí công việc và họ tên của bạn để người phụ trách sẽ thuận lợi nắm bắt nội dung phản hồi. Ví dụ:

  • Thư cảm ơn trúng tuyển – ứng viên Nguyễn Văn A -  vị trí Chuyên viên kinh doanh

  • Thư cảm ơn đồng ý nhận việc – vị trí Nhân viên hành chính - ứng viên Trần Thị B

3.2. Lời chào người phụ trách 

Mở đầu email thư cảm ơn nên là một lời chào gửi đến người trực tiếp gửi thư thông báo trúng tuyển cho bạn, kèm theo chức danh của người đó (thường thể hiện trong phần chữ ký cuối email của thông báo trúng tuyển). Ví dụ:

  • Kính gửi : Chị Nguyễn Thị An – Trưởng phòng nhân sự công ty ABC

  • Kính gửi : Anh Lê Nhân Trí – Chuyên viên tuyển dụng nhân sự công ty ABC

3.3. Lời cảm ơn 

Nội dung thân email sẽ bắt đầu bằng lời cảm ơn chân thành, hoan hỉ vì công ty đã tin tưởng trao vị trí công việc cho bạn. Ví dụ:

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Kommentare


bottom of page