Hiệu quả công tác quản trị rủi ro có liên quan mật thiết đến vai trò chỉ đạo, dẫn dắt của Hội đồng quản trị, các nhà lãnh đạo và các cấp quản lý trong doanh nghiệp. Vậy vai trò của CEO trong quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Quản trị rủi ro là gì? 2- Tầm quan trọng của quản trị rủi ro 3- Nguyên nhân doanh nghiệp quản trị rủi ro không hiệu quả 4- Vai trò của CEO trong quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? 5- Biện pháp giúp CEO nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro >>> Xem thêm: Việc làm lương cao
Quản trị rủi ro là quá trình phân tích, đánh giá tất cả các phương diện hoạt động của doanh nghiệp nhằm nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Với nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì việc dự đoán trước những thách thức, mối nguy hại và kiểm soát chúng một cách hiệu quả chính là yêu cầu cấp thiết với nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro không những giúp doanh nghiệp nhận diện từng mối nguy hại mà còn cung cấp nền tảng cơ sở để nhà lãnh đạo tìm ra giải pháp phù hợp giúp phòng ngừa cũng như giảm thiểu rủi ro.
Có thể nói, quản trị rủi ro hiện là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt sự tồn tại và phát triển của mình trong môi trường đầy tính cạnh tranh.
Quản trị rủi ro không chỉ là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro mà nó còn giúp họ kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả và duy trì, phát triển các giá trị cốt lõi của tổ chức.
Thông qua việc quản trị rủi ro, nhà lãnh đạo sẽ có cơ sở vững chắc để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp.
Bạn có thể thấy rõ tầm quan trọng của quản trị rủi ro qua các điểm sau:
Những việc làm hấp dẫn HR & Admin Manager/ Assistant Manager Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Quản lý điều hành HR & Admin Manager/ Assistant Manager Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Quản lý điều hành National Key Account Manager (Commercial HVAC) Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng Đồ Gia dụng, Điện/HVAC/MEP Branch Manager (Building Material) Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Xây dựng, Bán hàng Vật liệu xây dựng PE Manager (Electronics, English/Chinese Speaking) Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử
>>> Bạn có thể xem thêm: Con đường trở thành Giám đốc quản lý rủi ro
2.1- Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp
Quản trị rủi ro doanh nghiệp cung cấp cho Hội đồng quản trị và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thông tin về các mối nguy hại. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể đưa ra các biện pháp phù hợp để phòng ngừa và giảm thiểu các hậu quả do các mối rủi ro gây ra.
2.2- Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh
Theo các chuyên gia, quản trị rủi ro chính là công cụ hiệu quả giúp lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá khả năng phát sinh và mức độ ảnh hưởng của các tình huống tiêu cực. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có biện pháp ngăn ngừa, đối phó và kiểm soát vấn đề tốt hơn.
Ngoài ra, quản trị rủi ro còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách tập trung vào nguồn gốc gây ra thiệt hại và hỗ trợ họ nhận diện sớm các nguy cơ để chủ động hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh.
2.3- Xây dựng lòng tin và đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư
Nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khả năng quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Bởi vì, doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt sẽ có khả năng xử lý các vấn đề xuất hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
2.4- Tạo sự nhất quán trong chiến lược kinh doanh và văn hoá rủi ro của doanh nghiệp
Quản trị rủi ro tạo điều kiện thuận lợi cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp tập trung tốt hơn vào việc xây dựng chính sách, cơ chế điều hành, quản lý rủi ro cũng như nhanh chóng nhận diện được những thay đổi trong danh sách rủi ro tiềm ẩn để kịp thời ứng phó.
2.5- Tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực cho công tác quản lý rủi ro
Thông qua hoạt động quản trị rủi ro, doanh nghiệp có thể tạo ra quy trình tiêu chuẩn nhằm xác định, phân tích, đánh giá, xác định mức độ ưu tiên và xử lý rủi ro kịp thời, hiệu quả.
2.6- Tối ưu hoá mối tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro
Bằng cách quản trị rủi ro hiệu quả, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nắm bắt được các cơ hội mang lại lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp mà vẫn giữ mức độ rủi ro nằm trong ngưỡng có thể chấp nhận.
>>> Bạn có thể quan tâm: Giám đốc quản lý rủi ro (Chief Risk Officer)
Rủi ro và quản trị rủi ro là những vấn đề luôn tồn tại song song với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo vẫn có nhận thức sai lầm về vai trò của quản trị rủi ro doanh nghiệp và có cách triển khai quản trị rủi ro không đúng.
Khi nói đến nguyên nhân khiến doanh nghiệp quản trị rủi ro không hiệu quả, các chuyên gia đã chỉ ra một số nguyên nhân điển hình như:
Comentários