top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Tất tần tật vị trí Chuyên viên kiểm soát rủi ro

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” không chỉ có tác dụng trong y tế mà trong kinh tế, đây cũng là lời nhắc nhở cần khắc cốt ghi tâm khi điều hành doanh nghiệp. Từ đây, các vị trí chuyên viên kiểm soát rủi ro dần xuất hiện tại nhiều ngành nghề, chuyên môn khác nhau. Bài viết hôm nay, một lần nữa, Ms. Uptalent tiếp tục chia sẻ đến các bạn ứng viên một hướng đi nghề nghiệp mang giá trị lâu dài với nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. MỤC LỤC: 1. Chuyên viên kiểm soát rủi ro là gì? 2. Công việc chính của chuyên viên kiểm soát rủi ro 3. Yêu cầu kỹ năng đối với chuyên viên kiểm soát rủi ro 4. Mức lương của chuyên viên kiểm soát rủi ro thế nào? Xem thêm >>>> Tìm việc làm Tư vấn tài chính

1. Chuyên viên kiểm soát rủi ro là gì?

Chuyên viên kiểm soát rủi ro là nhân sự trực thuộc bộ phận phân tích dữ liệu của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm phân tích, rà soát, đánh giá tất cả những hồ sơ liên quan đến một hoặc một số hoạt động cụ thể dễ phát sinh rủi ro.

Từ đó, chuyên viên sẽ đưa ra những khuyến nghị, cảnh báo mức độ rủi ro và đề xuất các phương án khả thi để ứng phó nếu rủi ro xảy ra, đảm bảo tránh được rủi ro, hoặc sẽ giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp ở mức thấp nhất.

Không nhất thiết phải là doanh nghiệp hoạt động thiên về tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng… thì mới có chuyên viên kiểm soát rủi ro, mà ngay cả những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ vận chuyển… cũng cần nhân sự cho vị trí này.

Tùy theo kỳ vọng quản trị rủi ro của doanh nghiệp mà nhiều chức danh chuyên viên kiểm soát rủi ro được tuyển dụng:

1.1. Chuyên viên kiểm soát chất lượng

Mọi người quen gọi vị trí này là chuyên viên QC (Quality Control). Chất lượng ở đây bao gồm cả chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ. Chuyên viên kiểm soát rủi ro đảm nhận vị trí này sẽ phải theo sát từ khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo hàng hóa/ dịch vụ cung ứng ra thị trường luôn đạt các tiêu chuẩn tổ chức quy định.

1.2. Chuyên viên kiểm soát nội bộ

Nhiệm vụ chính của chuyên viên kiểm soát nội bộ là quan sát, nghiên cứu và xây dựng quy trình, quy chế hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo với những quy trình, quy chế đó, nhân sự ở mỗi bộ phận hài lòng và an tâm cống hiến cho tổ chức, hạn chế tình trạng rủi ro mất nhân tài, hoặc khó tuyển nhân sự mới.

1.3. Chuyên viên kiểm soát tuân thủ

Vị trí này cần am hiểu về luật, bao gồm cả luật kinh tế, luật nhân sự, luật doanh nghiệp… và cả quy định của nội bộ doanh nghiệp. Vì nhiệm vụ của chuyên viên kiểm soát tuân thủ là phải luôn đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng quy định của pháp luật, không vi phạm pháp luật nhà nước, cũng không đi ngược chính sách nội bộ doanh nghiệp.

1.4. Chuyên viên kiểm soát tài chính

Những việc làm hấp dẫn Giám đốc Tài chính Hưng Yên Kế toán/Tài chính/Kiểm toán Giám đốc Kỹ thuật Hưng Yên Phó Phòng Kinh Doanh & Tiếp Thị (Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ) Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bảo hiểm Trưởng Phòng Kho (Điện Tử, Tiếng Trung) Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Kho vận, Vận Chuyển/Giao Nhận, Viễn Thông / Điện tử Nhà quản lý Bình Dương Quản lý điều hành

Là người điều hành và giám sát các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán của doanh nghiệp, bao gồm các khoản đầu tư ra bên ngoài hay các khoản chi tiêu phục vụ hoạt động vận hành quản lý trong tổ chức. Chuyên viên kiểm soát rủi ro tài chính trực tiếp phân tích và cảnh báo những rủi ro, nên hay không nên đầu tư, nếu đầu tư thì cần dự phòng ứng phó rủi ro ra sao.

2. Công việc chính của chuyên viên kiểm soát rủi ro

Một chuyên viên kiểm soát rủi ro luôn phải đặt mình trong trạng thái “nhìn đâu cũng thấy nguy hiểm” để nâng cao ý thức cảnh giác trong hàng loạt nhiệm vụ mà bản thân phải đảm nhận:

  • Kiểm soát, thu thập mọi hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hạng mục rủi ro phụ trách

  • Thẩm định tính chuẩn xác của những thông tin thu thập được một cách trung thực, khách quan

  • Tiến hành phân tích, so sánh và nhận định mức độ rủi ro của dự án

  • Cảnh báo, ngăn chặn kịp thời tình trạng gian lận, nguy hại, giảm sai sót, hạn chế tối đa rủi ro

  • Đề xuất, tham mưu cho ban lãnh đạo những phương án dự phòng khắc phục rủi ro khi xảy ra

  • Liên tục theo dõi, phối hợp cùng các bộ phận liên quan kiểm soát chặt tình hình kế hoạch, nhanh chóng chỉ đạo triển khai phương án ứng phó rủi ro

  • Trực tiếp báo cáo tiến độ thực hiện, hoàn thành công tác quản trị rủi ro với quản lý trực tiếp.

Trên đây là nhiệm vụ chung mà mỗi chuyên viên kiểm soát rủi ro cần thực hiện nhưng chưa phải là tất cả, vì tùy theo hạng mục rủi ro mà chuyên viên phụ trách, nội dung công việc sẽ có những yêu cầu riêng đặc thù. Chẳng hạn: Tham khảo >>>> Tất tần tật thông tin về vị trí Chuyên Viên Đầu Tư

2.1. Chuyên viên kiểm soát tài chính

  • Quản lý các giao dịch kế toán phát sinh

  • Thu thập đầy số liệu cho các hồ sơ kiểm soát rủi ro tài chính

  • Lên kế hoạch chi tiêu, quản lý ngân sách theo kế hoạch hoạt động

  • Phân tích kỹ lưỡng, chịu trách nhiệm xác nhận giải ngân cho các kế hoạch

  • Phối hợp cùng các phòng ban giải quyết các vấn đề thuế, tài chính, pháp lý…

  • Đảm bảo tính hợp pháp, độ chính xác của các báo cáo tài chính.

  • Thống kê, phân tích và dự báo mức tăng / giảm các khoản thu chi trong trong ngân sách

2.2. Chuyên viên kiểm soát nội bộ

  • Nhạy bén phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trong các chính sách, nội quy cũ

  • Phân tích những rủi ro bằng số liệu cụ thể, báo cáo cho ban lãnh đạo

  • Soạn thảo, công bố, giải thích cặn kẽ các chính sách, nội quy mới cho nhân sự doanh nghiệp

  • Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các chính sách, nội quy đã ban hành

  • Kiểm tra nội bộ đột xuất hoặc định kỳ về hiệu quả làm việc của cá nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng hoạt động nội bộ

  • Xử lý nhân viên sai phạm hợp tình, hợp lý, đúng quy định của doanh nghiệp và pháp luật lao động.

  • Thiết lập kế hoạch sửa đổi hoặc cập nhật các điều luật mới vào quy định nội bộ và bản mô tả công việc của từng vị trí.

3. Yêu cầu kỹ năng đối với chuyên viên kiểm soát rủi ro

Kỳ vọng của doanh nghiệp đối với chuyên viên kiểm soát rủi ro chính là khả năng dự đoán trước những nguy hại có thể xảy ra trong tương lai. Do đó, để thành công ở vị trí này, ứng viên chuyên viên kiểm soát rủi ro cần trau dồi các kỹ năng:

3.1. Kiến thức chuyên môn sâu

Muốn phát hiện rủi ro, trước hết bạn phải là người từng trải, giàu kinh nghiệm chuyên môn, thậm chí đã từng đối mặt với nhiều rủi ro. Có như vậy, nhìn vào những số liệu phân tích thực tế hoặc những biểu hiện xung quanh hạng mục quản trị, chuyên viên kiểm soát rủi ro mới phát huy tốt trực giác nhạy bén để đưa ra những cảnh báo rủi ro chuẩn xác. Đây cũng là lý do mà vị trí này luôn ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm.

3.2. Kỹ năng quản lý tổng quát

Để đưa ra những phân tích có giá trị cảnh báo rủi ro, chuyên viên không thể chỉ dựa vào một hoặc hai hồ sơ mà là sự tổng hợp của nhiều thông tin, thuộc nhiều phòng ban, dưới nhiều định dạng khác nhau. Thực tế này đòi hỏi chuyên viên kiểm soát rủi ro phải có năng lực quản lý tổng quát để dễ dàng kiểm soát quy trình triển khai dự án, theo sát từng khâu trọng điểm, kịp thời nhận biết dấu hiệu cảnh báo rủi ro.

3.3. Kỹ năng giao tiếp linh hoạt

Số liệu sẵn có sẽ chỉ đưa ra những cảnh báo đơn thuần, hoặc chẳng mang đến giá trị kiểm soát rủi ro cao. Muốn có được kết quả kiểm soát rủi ro thật chuẩn xác, chuyên viên kiểm soát rủi ro phải mở rộng quan hệ giao tiếp từ phòng ban nội bộ đến các cơ quan quản lý nhà nước, điển hình như chuyên viên kiểm soát tài chính phải có mối quan hệ tốt với cơ quan kiểm toán, chi cục thuế quận/ huyện… Không có kỹ năng giao tiếp linh hoạt sẽ khó có được những thông tin đắt giá.

3.4. Kỹ năng xử lý tình huống nhạy bén

Kiểm soát rủi ro là việc đưa ra những dự báo, mà dự báo thì không phải lúc nào cũng trùng khớp thực tế diễn ra. Là một chuyên viên kiểm soát rủi ro, bạn cần sở hữu khả năng linh hoạt ứng phó phòng khi dự báo rủi ro không đi theo hướng đã xác lập, hoặc nhanh chóng tìm lại những hồ sơ, thông tin phân tích rủi ro từ một nguồn khác khi vô tình để thất lạc đâu đó. Tham khảo >>>>> Tìm hiểu sâu về Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính

3.5. Tư duy phản biện logic

Cảnh báo của chuyên viên kiểm soát rủi ro có thể bị coi là làm quá, bị chê thiếu thực tế, bị gặng hỏi số liệu lấy ở đâu… Những tình huống này không hề xa lạ với các chuyên viên kiểm soát rủi ro. Nhiệm vụ của bạn là phải dùng số liệu, luận điểm, kinh nghiệm… một cách logic, đan xen lại với nhau để tạo nên những biện chứng có sức thuyết phục, khiến người đối diện phải tin tưởng những dự báo rủi ro mà bạn đã dày công tổng hợp và phân tích.

3.6. Tính cách cẩn thận, khách quan, trung thực

Những phân tích của chuyên viên kiểm soát rủi ro có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư, hay quyết định thay đổi cách thức quản trị của cả một doanh nghiệp. Do đó, tuyệt đối không được sơ sài trong quá trình thu thập dữ liệu phân tích, không được để ý chí chủ quan làm sai lệch kết quả, càng không được sử dụng số liệu giả vì hệ quả tác động ở tầm vĩ mô chứ không còn vi mô nữa.

3.7. Sức khỏe thể chất và tinh thần

Làm việc ở cường độ cao, khối lượng lớn, áp lực liên tục, nếu không có sức khỏe tốt, chuyên viên kiểm soát rủi ro sẽ rất dễ đuối sức, dẫn đến những sai sót trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, dù là công việc trí óc nhưng bạn đừng quên rèn luyện sức khỏe thường xuyên. Một tinh thần minh mẫn chỉ hiện hữu trong một cơ thể cường tráng.

3.8. Trình độ tin học, ngoại ngữ

Kỹ năng tin học thành thạo, năng lực tiếng Anh giỏi sẽ là những hỗ trợ đắc lực cho chuyên viên kiểm soát rủi ro trong quá trình làm việc. Đây cũng là những kỹ năng cốt lõi mà bất cứ vị trí công việc nào cũng yêu cầu.

4. Mức lương của chuyên viên kiểm soát rủi ro thế nào?

Trọng trách lớn, tầm ảnh hưởng cao đến quyết định vĩ mô của doanh nghiệp luôn đặt chuyên viên kiểm soát rủi ro phải đối mặt với áp lực công việc. Nhưng bù lại, thu nhập dành cho vị trí này khá cao. Chỉ xét riêng về lương cứng mỗi tháng:

Nền kinh tế biến động không ngừng, lại thêm thị trường cạnh tranh cao, với nguồn lực có hạn, các doanh nghiệp buộc phải hành động có chọn lọc dựa trên những phân tích chuẩn xác từ các chuyên viên kiểm soát rủi ro. Ms. Uptalent tin chắc nhu cầu tuyển dụng vị trí này sẽ ngày càng lớn, nhưng yêu cầu tuyển dụng cũng sẽ khắt khe hơn. Do đó, các bạn ứng viên cần nỗ lực rèn luyện các kỹ năng quân sư nhấn mạnh trong bài viết, càng sớm càng tốt.

------------------------------------

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page