HSE được biết đến là vị trí phụ trách việc tư vấn các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động cho nhân viên trong quá trình làm việc cũng như tư vấn về môi trường. Họ đảm bảo nhân viên luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Tại Việt Nam HSE là nghề còn khá xa lạ với nhiều người. Vì vậy để giúp bạn đọc hiểu được HSE là gì cũng như nắm rõ tất tần tật về HSE tại doanh nghiệp, HRchannels sẽ gửi đến các bạn bài viết sau đây. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
HSE được biết đến là vị trí phụ trách việc tư vấn các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động cho nhân viên trong quá trình làm việc cũng như tư vấn về môi trường. Họ đảm bảo nhân viên luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Tại Việt Nam HSE là nghề còn khá xa lạ với nhiều người. Vì vậy để giúp bạn đọc hiểu được HSE là gì cũng như nắm rõ tất tần tật về HSE tại doanh nghiệp, HRchannels sẽ gửi đến các bạn bài viết sau đây. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
1- HSE là gì?
HSE là viết tắt của Health – Safety – Environment. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Sức khỏe – An toàn – Môi trường. Để cho dễ hiểu HSE là nghề giám sát an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh môi trường tại các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của HSE là đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên của doanh nghiệp tại nơi làm việc và yêu cầu tất cả nhân viên phải tuân thủ các luật, quy định và hướng dẫn về sức khỏe và an toàn lao động.
Trong các công ty có quy mô lớn trên thế giới, nghề HSE được phân định rất rõ ràng. Tùy theo nhiệm vụ, chức năng mà nghề này sẽ được gọi bằng những cái tên khác nhau như HSE, SHE, HES. Chữ cái đứng đầu thể hiện nhiệm vụ chính của vị trí đó. Tuy nhiên, mục đích chung của nghề HSE luôn là đảm bảo vấn đề an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường cho nhân viên tại nơi làm việc.
>> Xem thêm: Mô tả công việc HSE Manager Vai trò của HSE trong doanh nghiệp rất quan trọng. Họ là người phụ trách việc triển khai các biện pháp an toàn lao động. Đồng thời họ còn áp dụng các biện pháp phòng ngừa tai nạn và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Điều này giúp hạn chế tối đa các tổn thương về sức khỏe, tính mạng của nhân viên cũng như những thiệt hại về mặt tài chính, tài sản của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt công tác an toàn sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc và góp phần nâng cao hiệu suất làm việc. Trong khi đó doanh nghiệp có thể hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn. Mặt khác còn giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và mang lại sự thành công và phát triển bền vững trong tương lai cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp an toàn lao động, nhân viên của doanh nghiệp sẽ phải làm việc trong môi trường độc hại, dễ gặp tai nạn khi làm việc. Về lâu dài sức khỏe của nhân viên sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, họ cũng phải đối mặt với những nguy cơ về tính mạng. Những doanh nghiệp không thể đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên sẽ làm mất niềm tin đối với doanh nghiệp và khó thu hút nhân tài, dẫn đến khó phát triển được trong tương lai.
2- Mô tả công việc của một HSE
Trong vai trò của một HSE bạn sẽ phải thực hiện các công việc phổ biến sau đây:
2.1- Đánh giá và đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn lao động, về sinh môi trường
HSE sẽ thực hiện việc đánh giá các tác động đến môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra và có biện pháp khắc phục cũng như hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường.
Bên cạnh đó, HSE cũng có trách nhiệm xác định nguy cơ và đánh giá rủi ro, để có biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và khắc phục những vấn đề liên quan đến máy móc và người lao động nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. >>>> Xem thêm: Tất tần tật về vị trí HSE Manager trong doanh nghiệp
2.2- Xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe
Dựa trên những quy định của nhà nước mà HSE sẽ xây dựng các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình vận hành an toàn để đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên của doanh nghiệp. HSE sẽ tính toán kỹ lưỡng các nguy cơ và đề xuất các giải pháp khoa học để nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn lao động.
Chuẩn bị các chiến lược và phát triển chính sách nội bộ giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhân viên. Đề xuất và thực hiện các chương trình khám sức khỏe đầu vào, khám định kì, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của người lao động trong suốt thời gian làm việc.
Đảm bảo các chính sách, quy định về an toàn được thực hành trong quá trình làm việc. Đồng thời đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các yêu cầu của nhà nước về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
2.3- Quản lý các sự cố về an toàn lao động
Khi xảy ra các sự cố về an toàn lao động, HSE có trách nhiệm kiểm tra sự cố, điều tra nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý tốt nhất. Toàn bộ các sự cố phải được ghi nhận, thống kê và báo cáo cho các cấp quản lý của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Kỹ năng cần thiết cho vị trí HSE Manager
2.4- Giám sát, nhắc nhở nhân viên tuân thủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường
Các HSE có trách nhiệm thực hiện việc giám sát các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp đồng thời đôn đốc, nhắc nhở người lao động tuân theo những quy định an toàn lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường trong khi làm việc.
2.5- Đào tạo và quản lý an toàn lao động
HSE sẽ hướng dẫn và tiến hành đào tạo nội bộ cho các nhà quản lý và nhân viên về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và các rủi ro, tai nạn về an toàn trong lao động. Đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tính an toàn của các loại máy móc sử dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên trong quá trình vận hành. Đặc biệt, HSE cần đảm bảo các máy móc thiết bị được lắp đặt đúng và an toàn khi sử dụng.
2.6- Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và thủ tục
Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và thủ tục an toàn lao động trong doanh nghiệp. Lưu giữ, lập hồ sơ kết quả kiểm tra và đưa ra các đề xuất cải tiến phù hợp. Đồng thời, HSE cần lập báo cáo đánh giá tình hình an toàn lao động và môi trường cũng như họp bàn cùng Ban lãnh đạo để giải quyết các vấn đề liên quan.
2.7- Cập nhật những quy định và luật mới về an toàn, bảo vệ môi trường của nhà nước
Để đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ tốt nhất các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường của nhà nước, HSE sẽ phải thường xuyên cập nhật các quy định và luật mới của nhà nước. Bên cạnh đó, HSE còn phải thường xuyên tham dự các hội thảo của các tổ chức chuyên ngành và theo dõi các tạp chí chuyên môn để cập nhật những kiến thức mới nhất. >>>> Có thể bạn quan tâm: HSE Manager là ai? Vai trò của HSE Manager trong doanh nghiệp
3- Yêu cầu đối với công việc HSE
3.1- Kiến thức và trình độ chuyên môn
Để đảm nhận vai trò này, bạn cần có bằng cấp chuyên môn thuộc các chuyên ngành Kỹ sư môi trường và Kỹ sư bảo hộ lao động. Đồng thời bạn còn phải có những kiến thức liên quan khác.
Bên cạnh đó, bạn cần nắm vững các quy định trong tiêu chuẩn quốc tế, như là ISO. Nghĩa là bạn cần có kiến thức về các tiêu chuẩn cụ thể, đánh giá được các rủi ro, đề xuất biện pháp khắc phục, hiểu rõ các phương pháp đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro,… Bạn cũng phải hiểu rõ các kiến thức pháp luật liên quan đến an toàn lao động, quyền lợi và trách nhiệm người lao động về an toàn lao động, cũng như hiểu rõ những quy định về vệ sinh môi trường.
3.2- Kỹ năng
Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề: đây là kỹ năng mà HSE nào cũng phải có. Bởi vì các sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên đòi hỏi HSE phải bình tĩnh để đánh giá chính xác tình huống và có biện pháp giải quyết hiệu quả và nhanh chóng.
Kỹ năng phân tích nguyên nhân: khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà HSE phải thực hiện là phân tích và xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó có thể đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý, đồng thời đánh giá hiệu quả của biện pháp đó để có thể phòng ngừa và giải quyết những sự cố trong tương lai.
Kỹ năng đào tạo: để đảm bảo các vấn đề an toàn, sức khỏe lao động và vệ sinh môi trường được thực hiện nghiêm túc, HSE phải thực hiện việc hướng dẫn và đào tạo để người lao động hiểu và thực hiện các biện pháp an toàn lao động. Nếu có kỹ năng đào tạo, HSE có thể truyền đạt những kiến thức, quy định và chính sách an toàn hiệu quả hơn.
4- Mức lương của HSE
Mức lương của HSE dao động trong khoảng từ 10 – 13 triệu đồng/tháng. Mức lương có sự chênh lệch đáng kể phụ thuộc lĩnh vực, quy mô của doanh nghiệp và trình độ, kinh nghiệm của ứng viên. Những HSE đảm nhận vị trí quản lý tại các công ty, tập đoàn lớn, có thể nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn từ 17 – 37 triệu đồng/tháng. Lương cho những HSE làm việc tại công ty nước ngoài thường cao hơn lương những người làm việc cho công ty trong nước. Ngoài lương thì HSE còn nhận được các phúc lợi khác, bao gồm bảo hiểm y tế, tiền thưởng,…
1- HSE là gì?
HSE là viết tắt của Health – Safety – Environment. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Sức khỏe – An toàn – Môi trường. Để cho dễ hiểu HSE là nghề giám sát an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh môi trường tại các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của HSE là đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên của doanh nghiệp tại nơi làm việc và yêu cầu tất cả nhân viên phải tuân thủ các luật, quy định và hướng dẫn về sức khỏe và an toàn lao động.
Trong các công ty có quy mô lớn trên thế giới, nghề HSE được phân định rất rõ ràng. Tùy theo nhiệm vụ, chức năng mà nghề này sẽ được gọi bằng những cái tên khác nhau như HSE, SHE, HES. Chữ cái đứng đầu thể hiện nhiệm vụ chính của vị trí đó. Tuy nhiên, mục đích chung của nghề HSE luôn là đảm bảo vấn đề an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường cho nhân viên tại nơi làm việc.
>> Xem thêm: Mô tả công việc HSE Manager Vai trò của HSE trong doanh nghiệp rất quan trọng. Họ là người phụ trách việc triển khai các biện pháp an toàn lao động. Đồng thời họ còn áp dụng các biện pháp phòng ngừa tai nạn và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Điều này giúp hạn chế tối đa các tổn thương về sức khỏe, tính mạng của nhân viên cũng như những thiệt hại về mặt tài chính, tài sản của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt công tác an toàn sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc và góp phần nâng cao hiệu suất làm việc. Trong khi đó doanh nghiệp có thể hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn. Mặt khác còn giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và mang lại sự thành công và phát triển bền vững trong tương lai cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp an toàn lao động, nhân viên của doanh nghiệp sẽ phải làm việc trong môi trường độc hại, dễ gặp tai nạn khi làm việc. Về lâu dài sức khỏe của nhân viên sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, họ cũng phải đối mặt với những nguy cơ về tính mạng. Những doanh nghiệp không thể đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên sẽ làm mất niềm tin đối với doanh nghiệp và khó thu hút nhân tài, dẫn đến khó phát triển được trong tương lai.
2- Mô tả công việc của một HSE
Trong vai trò của một HSE bạn sẽ phải thực hiện các công việc phổ biến sau đây:
2.1- Đánh giá và đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn lao động, về sinh môi trường
HSE sẽ thực hiện việc đánh giá các tác động đến môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra và có biện pháp khắc phục cũng như hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường.
Bên cạnh đó, HSE cũng có trách nhiệm xác định nguy cơ và đánh giá rủi ro, để có biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và khắc phục những vấn đề liên quan đến máy móc và người lao động nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. >>>> Xem thêm: Tất tần tật về vị trí HSE Manager trong doanh nghiệp
2.2- Xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe
Dựa trên những quy định của nhà nước mà HSE sẽ xây dựng các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình vận hành an toàn để đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên của doanh nghiệp. HSE sẽ tính toán kỹ lưỡng các nguy cơ và đề xuất các giải pháp khoa học để nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn lao động.
Chuẩn bị các chiến lược và phát triển chính sách nội bộ giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhân viên. Đề xuất và thực hiện các chương trình khám sức khỏe đầu vào, khám định kì, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của người lao động trong suốt thời gian làm việc.
Đảm bảo các chính sách, quy định về an toàn được thực hành trong quá trình làm việc. Đồng thời đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các yêu cầu của nhà nước về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
2.3- Quản lý các sự cố về an toàn lao động
Khi xảy ra các sự cố về an toàn lao động, HSE có trách nhiệm kiểm tra sự cố, điều tra nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý tốt nhất. Toàn bộ các sự cố phải được ghi nhận, thống kê và báo cáo cho các cấp quản lý của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Kỹ năng cần thiết cho vị trí HSE Manager
2.4- Giám sát, nhắc nhở nhân viên tuân thủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường
Các HSE có trách nhiệm thực hiện việc giám sát các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp đồng thời đôn đốc, nhắc nhở người lao động tuân theo những quy định an toàn lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường trong khi làm việc.
2.5- Đào tạo và quản lý an toàn lao động
HSE sẽ hướng dẫn và tiến hành đào tạo nội bộ cho các nhà quản lý và nhân viên về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và các rủi ro, tai nạn về an toàn trong lao động. Đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tính an toàn của các loại máy móc sử dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên trong quá trình vận hành. Đặc biệt, HSE cần đảm bảo các máy móc thiết bị được lắp đặt đúng và an toàn khi sử dụng.
2.6- Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và thủ tục
Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và thủ tục an toàn lao động trong doanh nghiệp. Lưu giữ, lập hồ sơ kết quả kiểm tra và đưa ra các đề xuất cải tiến phù hợp. Đồng thời, HSE cần lập báo cáo đánh giá tình hình an toàn lao động và môi trường cũng như họp bàn cùng Ban lãnh đạo để giải quyết các vấn đề liên quan.
2.7- Cập nhật những quy định và luật mới về an toàn, bảo vệ môi trường của nhà nước
Để đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ tốt nhất các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường của nhà nước, HSE sẽ phải thường xuyên cập nhật các quy định và luật mới của nhà nước. Bên cạnh đó, HSE còn phải thường xuyên tham dự các hội thảo của các tổ chức chuyên ngành và theo dõi các tạp chí chuyên môn để cập nhật những kiến thức mới nhất. >>>> Có thể bạn quan tâm: HSE Manager là ai? Vai trò của HSE Manager trong doanh nghiệp
3- Yêu cầu đối với công việc HSE
3.1- Kiến thức và trình độ chuyên môn
Để đảm nhận vai trò này, bạn cần có bằng cấp chuyên môn thuộc các chuyên ngành Kỹ sư môi trường và Kỹ sư bảo hộ lao động. Đồng thời bạn còn phải có những kiến thức liên quan khác.
Bên cạnh đó, bạn cần nắm vững các quy định trong tiêu chuẩn quốc tế, như là ISO. Nghĩa là bạn cần có kiến thức về các tiêu chuẩn cụ thể, đánh giá được các rủi ro, đề xuất biện pháp khắc phục, hiểu rõ các phương pháp đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro,… Bạn cũng phải hiểu rõ các kiến thức pháp luật liên quan đến an toàn lao động, quyền lợi và trách nhiệm người lao động về an toàn lao động, cũng như hiểu rõ những quy định về vệ sinh môi trường.
3.2- Kỹ năng
Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề: đây là kỹ năng mà HSE nào cũng phải có. Bởi vì các sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên đòi hỏi HSE phải bình tĩnh để đánh giá chính xác tình huống và có biện pháp giải quyết hiệu quả và nhanh chóng.
Kỹ năng phân tích nguyên nhân: khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà HSE phải thực hiện là phân tích và xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó có thể đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý, đồng thời đánh giá hiệu quả của biện pháp đó để có thể phòng ngừa và giải quyết những sự cố trong tương lai.
Kỹ năng đào tạo: để đảm bảo các vấn đề an toàn, sức khỏe lao động và vệ sinh môi trường được thực hiện nghiêm túc, HSE phải thực hiện việc hướng dẫn và đào tạo để người lao động hiểu và thực hiện các biện pháp an toàn lao động. Nếu có kỹ năng đào tạo, HSE có thể truyền đạt những kiến thức, quy định và chính sách an toàn hiệu quả hơn.
4- Mức lương của HSE
Mức lương của HSE dao động trong khoảng từ 10 – 13 triệu đồng/tháng. Mức lương có sự chênh lệch đáng kể phụ thuộc lĩnh vực, quy mô của doanh nghiệp và trình độ, kinh nghiệm của ứng viên. Những HSE đảm nhận vị trí quản lý tại các công ty, tập đoàn lớn, có thể nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn từ 17 – 37 triệu đồng/tháng. Lương cho những HSE làm việc tại công ty nước ngoài thường cao hơn lương những người làm việc cho công ty trong nước. Ngoài lương thì HSE còn nhận được các phúc lợi khác, bao gồm bảo hiểm y tế, tiền thưởng,…
Kommentare