top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Trưởng phòng pháp chế là gì? Mô tả Công việc và Mức lương

Hiện nay, nhu cầu tư vấn pháp lý của doanh nghiệp rất lớn. Bởi vậy, vai trò của trưởng phòng pháp chế cũng được nâng cao hơn trước.

Vậy trưởng phòng pháp chế là ai? Vai trò, trách nhiệm của trưởng phòng pháp chế? Trưởng phòng pháp chế làm những công việc gì? Yêu cầu để trở thành trưởng phòng pháp chế? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Trưởng phòng Pháp chế là ai? 2- Vai trò, trách nhiệm của trưởng phòng pháp chế 3- Công việc của trưởng phòng pháp chế 4- Mức lương trưởng phòng pháp chế 5- Trở thành trưởng phòng pháp chế có yêu cầu gì? 6- Mẫu CV điển hình trưởng phòng pháp chế 7- Tìm việc làm trưởng phòng pháp chế ở đâu? >>> Xem thêm: Việc làm Luật/ Pháp lý

1- Trưởng phòng Pháp chế là ai?

Trưởng phòng pháp chế là người đứng đầu bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Trách nhiệm của vị trí này là tư vấn các vấn đề pháp lý cho lãnh đạo doanh nghiệp và kiểm tra, giám sát tất cả hoạt động của công ty nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm, vướng mắc liên quan đến pháp lý.

Trưởng phòng pháp chế sẽ lãnh đạo bộ phận pháp chế và giám sát các vấn đề pháp lý của công ty nhằm đảm bảo toàn bộ hoạt động của công ty đều tuân thủ đúng quy định pháp luật cũng như các nội quy, điều lệ, quy định của công ty.

Trong tiếng Anh, vị trí trưởng phòng pháp chế được gọi bằng cái tên Head of Legal.

2- Vai trò, trách nhiệm của trưởng phòng pháp chế

2.1- Vai trò của trưởng phòng pháp chế

Các công ty, doanh nghiệp đều phải hoạt động theo khuôn khổ pháp lý cho phép của Nhà nước. Dưới sự hỗ trợ, tư vấn của trưởng phòng pháp chế, doanh nghiệp có thể phòng tránh việc vi phạm những vấn đề pháp lý, từ đó có thể hoạt động suôn sẻ, thuận lợi.

Trưởng phòng pháp chế cũng đảm đương việc điều hành, giám sát những vấn đề pháp lý trong công ty nhằm đảm bảo toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty luôn tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật Nhà nước đã ban hành.

Ngoài ra, trưởng phòng pháp chế cũng thiết lập nên các quy định, quy chế áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định và phòng tránh được những rủi ro pháp lý trong quá trình phát triển kinh doanh.

2.2- Trách nhiệm của trưởng phòng pháp chế trong doanh nghiệp

Những việc làm hấp dẫn Nhân viên Content Hà nội Báo chí/ Truyền hình, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu Tuyển gấp nhân viên Thiết kế đồ họa tại Hà Nội Hà nội Nghệ thuật/Thiết kế Tuyển dụng Thực tập sinh Luật Hà nội, TP.HCM Pháp lý, Tư vấn Chuyên Viên Pháp Vụ (Tiếng Trung) Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Pháp lý, Sản Xuất Head of Legal & Corporate Affairs TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Pháp lý, Quản lý điều hành

Trưởng phòng pháp chế có các trách nhiệm chính sau:

- Lên kế hoạch làm việc cho bộ phận và quản lý quá trình thực hiện kế hoạch.

- Đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong doanh nghiệp.

- Lập báo cáo công việc theo định kỳ và theo yêu cầu của cấp trên.

- Tuân thủ các quy định của Pháp luật, của công ty và thực hiện công việc theo sự điều hành của cấp trên.

- Phối hợp, hỗ trợ đồng nghiệp và các bộ phận trong công ty hoàn thành các công việc chung.

- Trau dồi kiến thức chuyên môn, tìm kiếm phương pháp làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

- Có trách nhiệm cập nhật, phổ biến các văn bản, quy định Pháp luật mới cho công ty.

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, văn bản do bộ phận pháp chế soạn thảo.

- Có trách nhiệm bảo mật các thông tin, tài liệu pháp lý của công ty.

3- Công việc của trưởng phòng pháp chế

Nếu bộ phận pháp chế có nhiều nhân viên pháp chế thì trưởng phòng pháp chế chủ yếu giữ vai trò chỉ đạo, giám sát, phê duyệt tài liệu, văn bản và đưa ra quyết định. Còn bộ phận pháp chế có ít nhân viên thì họ sẽ phải phụ trách nhiều công việc chuyên môn hơn.

Sau đây là những công việc chính trưởng phòng pháp chế thường đảm nhận:

- Quản lý các hoạt động của bộ phận pháp chế, phân công công việc cho nhân viên, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên pháp chế trong quá trình làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bộ phận.

- Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề pháp lý trong hoạt động đầu tư cũng như kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

- Đề xuất biện pháp giải quyết và hướng dẫn các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, xử lý tranh chấp, kiện tụng, các vấn đề phát sinh khi thực hiện các giao dịch kinh tế,…

- Chuẩn bị các tài liệu, văn bản, hợp đồng kinh tế và thẩm định tính pháp lý của chúng trước khi trình cho ban lãnh đạo ký duyệt và ban hành.

- Thực hiện các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc thành lập, thay đổi, đăng ký nhãn hiệu mới,… cho doanh nghiệp.

- Quản lý, đảm bảo tính bảo mật cho các văn bản, tài liệu và hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp theo đúng quy định.

- Tham gia xây dựng hệ thống nội quy, quy định, quy trình trong doanh nghiệp và các văn bản nội bộ khác, đảm bảo chúng tuân thủ tốt nhất các quy định của pháp luật trong kinh doanh, an toàn lao động và sử dụng lao động.

- Tìm hiểu, nghiên cứu các thay đổi mới nhất về pháp luật và cập nhật cho các bộ phận, phòng ban trong công ty.

- Hỗ trợ các phòng ban khác các vấn đề liên quan đến pháp lý.

- Lập báo cáo công việc theo quy định và khi có yêu cầu của ban giám đốc.

- Thực hiện các công việc liên quan đến pháp lý khác trong công ty khi Giám đốc yêu cầu.

4- Mức lương trưởng phòng pháp chế

Mức lương và quyền lợi của các vị trí công việc liên quan đến pháp lý khá cao và cũng rất xứng đáng với khối lượng công việc họ phải đảm nhận.

Theo thống kê, mức lương trung bình của trưởng phòng pháp chế hiện vào khoảng 20 – 25 triệu/tháng. Con số này được đánh giá là mức lương mà rất nhiều mong muốn đạt tới trong sự nghiệp.

Bên cạnh lương thì trưởng phòng pháp chế còn nhận được các chế độ đãi ngộ rất tốt. Các quyền lợi liên quan đến pháp luật lao động cũng được đáp ứng đầy đủ.

Điều quan trọng hơn là, vị trí trưởng phòng pháp chế còn có hội thăng tiến rất cao. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào một tương lai rộng mở khi chọn nghề pháp chế làm con đường sự nghiệp.

5- Trở thành trưởng phòng pháp chế có yêu cầu gì?

Để trở thành trưởng phòng pháp chế, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

5.1- Học vấn

Công việc chính của trưởng phòng pháp chế là tư vấn các vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp. Trong khi đó, bất cứ sai sót nào về pháp lý đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển cũng như tồn tại của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, ứng viên phải có nền tảng kiến thức chuyên môn về pháp luật tốt. Những ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật và có chứng chỉ hành nghề luật sư luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần am hiểu sâu các kiến thức về những quy định, quy chế nội bộ trong doanh nghiệp.

5.2- Kinh nghiệm

Trưởng phòng pháp chế cần có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 tại các vị trí tương đương hoặc đã từng đảm nhận vai trò chuyên viên pháp chế tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Nếu ứng viên đã từng là luật sư hay đảm nhận các vai trò quản lý pháp chế trong doanh nghiệp sẽ là điểm cộng sáng giá khi tham gia ứng tuyển.

Ngoài ra, các kinh nghiệm về xử lý pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page