Khi nhắc đến trade marketing hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến các hoạt động khuyến mãi, tặng sản phẩm, giảm giá, hoạt náo tại điểm bán hoặc hội nghị khách hàng. Tuy nhiên, trade marketing không chỉ có những điều đó.
Vậy, trade marketing là gì? Trade marketer sẽ làm những công việc gì? Lộ trình thăng tiến dành cho các trade marketer như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để có thể hiểu đầy đủ về hình thức marketing này nhé.
MỤC LỤC:
1- Trade marketing là gì?
2- Tầm quan trọng của trade marketing
3- Mô tả công việc của trade marketing
4- Lộ trình thăng tiến dành cho ngành trade marketing
Trade marketing hay còn được biết đến với tên gọi tiếp thị thương mại là một chuỗi các hoạt động do doanh nghiệp thực hiện nhằm triển khai các chiến lược ngành hàng, chiến lược thương hiệu trên kênh phân phối.
Không giống như hoạt động marketing thông thường, trade marketing hướng đến đối tượng là người mua hàng và khách hàng của công ty, cụ thể là các nhà phân phối, nhà bán lẻ, bán sỉ.
Vì vậy, các marketer cần tìm hiểu và nghiên cứu hành vi cũng như nhu cầu của khách hàng. Từ đó có các chiến lược phù hợp nhằm mang lại doanh thu và lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Bạn có thể hiểu đơn giản trade marketing là hoạt động nhằm thương mại hóa các chiến dịch marketing. Tức là, doanh nghiệp sẽ đầu tư nguồn tiền vào hoạt động marketing và họ sẽ thu lại được lợi nhuận từ sự đầu tư đó tại các điểm bán hàng. >>>> Xem thêm: Trade Marketing là gì? Những lợi ích khi thực hiện Trade Marketing?
Các dữ liệu thống kê cho thấy, 75% quyết định mua hàng được thực hiện tại điểm bán, 35% người mua hàng sẵn sàng thay đổi quyết định mua hàng do tác động từ các yếu tố tại điểm bán, hơn 1.000.000 điểm bán mới được mở và các loại hình bán lẻ với đòi hỏi cao hơn xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy có thể khẳng định, việc triển khai các hoạt động trade marketing là rất cần thiết.
Trên thực tế, nếu doanh nghiệp chỉ tập trung làm thương hiệu mà bỏ bê kênh phân phối thì rất khó để thu được kết quả đầu ra như mong đợi.
Những việc làm hấp dẫn Deputy Sales Manager (MT channel, FMCG) Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Kinh doanh / Bán hàng INTERNATIONAL SALE REPRESENTATIVE Hà nội Sản Xuất Technical Sales Engineer (Industrial machinery) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Cơ khí/ Máy móc, Bán hàng (Khác) Business Development Leader TP.HCM Export Sales Manager (B2B) Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Xuất nhập khẩu, Bán hàng (Khác)
Nói đơn giản là, nếu hàng hoá của doanh nghiệp không có sẵn tại điểm bán hoặc hàng hóa trưng bày không bắt mắt, không dễ lấy hoặc không có khuyến mãi hay động thái gì đó thu hút người mua hàng, thì nhiều khả năng người mua hàng sẽ chọn mua hàng hoá của các doanh nghiệp khác.
Làm trade marketing tức là bạn phải làm sao để hàng hoá của doanh nghiệp có mặt ở khắp nơi, trong tầm mắt của người mua hàng. Đặc biệt với ngành FMCG điều này lại càng quan trọng hơn.
Khi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của trade marketing doanh nghiệp nên có chiến lược phân phối và bán hàng đúng đắn. Đồng thời các chiến lược đó cần nhất quán với các chiến lược tiếp thị doanh nghiệp đang thực hiện để thu về lợi nhuận tối ưu.
Để có định hướng chiến lược đúng đắn doanh nghiệp cần phân biệt rõ trade marketing với các hình thức marketing khác. Kế tiếp họ cần tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng trên kênh phân phối. Từ đó họ sẽ tìm được chiến thuật phù hợp cho từng nhóm khách hàng.
Bên cạnh đó, người làm trade còn có trách nhiệm giám sát và cải thiện các quy trình liên quan để liên kết các hoạt động giữa đội ngũ tiếp thị với đội ngũ bán hàng cũng như liên kết các hoạt động xây dựng thương hiệu với hoạt động bán hàng. Đồng thời còn phải có giải pháp hữu hiệu để phát triển sản phẩm và thực hiện các chương trình tiếp thị thương mại. >>>> Bạn xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trade marketing
Để giành chiến thắng tại điểm bán, người làm trade marketing sẽ phải thực hiện những công việc sau:
+ Thu thập thông tin tại các điểm bán và thị trường, từ đó tiến hành phân tích dữ liệu sản lượng bán ra, xu hướng mua hàng và các hoạt động trade marketing của công ty đối thủ.
+ Kết nối nhà sản xuất và khách hàng.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện các chiến lược marketing phù hợp với định hướng phát triển thương hiệu của công ty.
+ Triển khai thực hiện việc trưng bày hàng hóa tại các điểm bán lẻ, bố trí poster, vật phẩm quảng cáo,… và thực hiện các chương trình kích hoạt nhãn hàng nhằm đảm bảo hàng hoá của doanh nghiệp nổi bật hơn so với công ty đối thủ.
+ Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
+ Quản lý hệ thống phân phối. Cụ thể là các điểm bán hàng trực tiếp tại các siêu thị, đại siêu thị, siêu thị tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, các sàn thương mại điện tử,...
+ Phối hợp với các bộ phận khác để mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp.
+ Tính toán ngân sách và đề xuất ngân sách cần cho các chương trình giảm giá, tặng kèm, tặng thêm,...
Comments