Merchandise là một thuật ngữ quen thuộc, thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất – thương mại. Thuật ngữ này có thể được hiểu là một nghề mà cũng có thể được hiểu là một lĩnh vực hoạt động.
Nếu bạn còn chưa hiểu rõ Merchandise là gì? Và muốn biết các thông tin về Nghề Merchandise thì hãy theo dõi bài viết sau sau đây của HRchannels.
Merchandise là gì?
Theo nghĩa rộng thì Merchandise được dùng để chỉ hoạt động buôn bán. Mà ở đây là chỉ tất cả các hoạt động hỗ trợ cho việc bán lẻ sản phẩm.
Mặt khác, Merchandise cũng được dùng để chỉ một nghề. Đó là nghề quản lý đơn hàng. Bạn có thể bắt gặp chức danh này trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại.
Những người đảm nhận công việc merchandise có nhiệm vụ theo dõi đơn hàng trong các cửa hàng và nhà máy sản xuất của doanh nghiệp. Tại nước ta thuật ngữ merchandise được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp may mặc.
Vị trí merchandise giữ vai trò rất quan trọng và cũng là vị trí không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Merchandise được coi như trung gian kết nối các nhà máy sản xuất với khách hàng. Mặc dù nhân viên merchandise không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng họ đảm nhận việc điều phối toàn bộ các hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm từ bước đầu tiên cho đến khi đến tay người tiêu dùng.
Vai trò của merchandise đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thương mại, merchandise giữ vai trò đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu. Như các bạn cũng biết quá trình sản xuất bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau, nên cần có một người có năng lực để quản lý tổng thể toàn bộ các quy trình tạo ra sản phẩm – và người đó chính là nhân viên merchandise. >>>> Xem thêm: Mô tả công việc của Merchandise Manager
Bên cạnh đó, các merchandise sẽ giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong nhà máy sản xuất để tạo ra một sản phẩm sẽ cần trải qua rất nhiều bước khác nhau nên để xảy ra sai sót tại bất cứ bước nào đều có thể làm quá trình sản xuất bị ngưng trệ. Vai trò của một merchandise chính là giám sát, quản lý các quy trình sản xuất cũng như tính toán và lập kế hoạch sao cho phù hợp nhất.
Mô tả công việc của merchandise
Những người đảm nhận vị trí quản lý đơn hàng thường thực hiện những công việc phổ biến sau: Mô tả công việc Merchandise Tiếng Việt:
- Tiếp nhận và thực hiện theo đúng yêu cầu của từng đơn hàng để đảm bảo doanh số bán hàng luôn ổn định
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chiến lược bán hàng đồng thời đảm bảo hiệu quả việc cung ứng hàng hóa luôn được tối ưu
- Tổng hợp và phân tích những ý kiến, phản hồi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp cũng như phân tích các số liệu liên quan đến hoạt động bán hàng
- Phối hợp với đơn vị cung cấp để đảm bảo phân phối hàng hóa theo đúng nhu cầu
Xem thêm: Mẫu mô tả công việc Trưởng phòng kho vận - Kiểm tra và tìm biện pháp để tối đa hóa mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
- Đề xuất chiến lược để phát triển và mở rộng độ nhận diện thương hiệu cũng như danh tiếng của doanh nghiệp
- Quản lý vấn đề tài chính liên quan đến hoạt động bán hàng
- Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác Mô tả công việc Merchandise Tiếng Anh:
Job Description
Our client is a big garment company, now looking for a Merchandise Manager in Ha Noi:
Monitor the operation of merchandising department.
Make plans for new styles, new designs for each season based on the business plan/strategy of the company and market analysis.
Control the schedules, progress, quantity, quality timeline for each order and coordinate the related department (R&D, Purchasing, Supply Chain, etc.) to achieve the goals.
Building the SOP for departments and monitoring the implementation.
Cost control, profit and loss control and discount rate.
Cooperate with the marketing department to executing promotion activity.
Involve in determine the product price.
Coordinate the campaign to launch products to the market.
Control the inventory and balance the number of goods to the stores.
Train for staffs
Other tasks as assigned
Requirement
Male/Female; Age 30-35
Bachelor’ Degree in economics, logistics, supply chain.
3-5 years of experience as Merchandise Manager in a garment company.
Language: Good at English, Chinese is a plus
Strong negotiation, communication and presentation skills.
Experience with overseas or import-export purchasing is advantages
Yêu cầu đối với công việc merchandise
Để đảm nhận công việc merchandise, các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên có trình độ từ trung cấp trở lên. Đặc biệt những ứng viên có kinh nghiệm bán hàng thường được các doanh nghiệp ưu tiên.
Bên cạnh đó, khi tuyển dụng vị trí merchandise hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu ứng viên phải có khả năng giao tiếp và có khả năng duy trì các mối quan hệ. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì công việc của merchandise phải làm việc với rất nhiều khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối khác nhau. Có khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ giải quyết hiệu quả những vấn đề phát sinh trong công việc và tạo dựng mối quan hệ làm việc lâu dài với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.
Merchandise phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc khác nhau, bao gồm gửi mẫu cho khách hàng, nhà cung cấp, kiểm tra nguyên vật liệu, thông báo sản xuất,… Do đó, ứng viên còn phải có khả năng lập kế hoạch và có khả năng xử lý đồng thời nhiều việc cùng một lúc. Đồng thời ứng viên cũng phải có khả năng đàm phán để thương lượng với khách hàng, nhà cung cấp.
Đối với những người giữ vai trò nhà quản lý trong lĩnh vực này cần quan tâm đến kỹ năng phân tích cùng với khả năng đánh giá thị trường. Ngoài ra, sự quyết đoán cũng là một tố chất mà người quản lý cần phải có. Nhờ vậy họ có thể đưa ra các chiến lược quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đối với hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Những vị trí ngành Merchandise
Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực merchandise mà bạn cần phải biết:
6.1- Garment merchandiser
Vị trí này yêu cầu ứng viên phải thường xuyên làm việc với khách hàng và nhà máy sản xuất. Đồng thời có trách nhiệm cập nhật kịp thời những thông tin mới nhất liên quan đến đơn hàng.
Khi làm việc với các nhà cung cấp nguyên liệu và nhà máy sản xuất Garment merchandiser cần xác định rõ các vấn đề về mẫu cũng như các yêu cầu về sản xuất và phát triển mẫu mới. Họ cũng tiến hành thu thập các mẫu sản phẩm và cập nhật những nhận xét mới nhất về sản phẩm.
Xem thêm: Việc làm Garment merchandiser Trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm, Garment merchandiser cần phải theo dõi thường xuyên, giao mẫu thử, giao hàng và lập báo cáo bàn giao sản phẩm theo đúng quy định.
6.2- Merchandise executive
Merchandise executive là vị trí có vai trò cao hơn. Họ chịu trách nhiệm quản lý tổng thể toàn bộ quy trình quản lý đơn hàng. Khi làm việc tại vị trí này, bạn sẽ phải xác định cụ thể nhóm sản phẩm cần mua và đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Các merchandise executive cần tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường để có thể hoàn thành các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và cổ phiếu. Trong vai trò của một nhà quản lý, họ cần biết cách nắm bắt chính xác nhu cầu khách hàng và cơ hội bán hàng để doanh nghiệp có định hướng sản xuất hiệu quả nhất.
6.3- Nhân viên merchandise
Trong các doanh nghiệp nhân viên merchandise có trách nhiệm theo dõi doanh số và hàng hóa tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó họ có thể nắm bắt chính xác tình hình và thông báo cho nhà quản lý về khả năng sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp hiện như thế nào.
Bên cạnh đó nhân viên merchandise còn là cầu nối trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ có nhiệm vụ kiểm tra chặt chẽ các tiêu chuẩn bán hàng, theo dõi tình hình doanh số cũng như lập báo cáo về doanh thu, chi phí và ngân sách bán hàng.
Commentaires