Vai trò của trưởng phòng IT đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định rõ nét hơn.
Vậy, trưởng phòng IT là gì? Họ thường làm những công việc gì? Trở thành trưởng phòng IT cần đáp ứng các yêu cầu gì? Mức lương, cơ hội việc làm của trưởng phòng IT ra sao? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về vị trí này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Trưởng phòng IT là gì? 2- Trách nhiệm, quyền hạn của trưởng phòng IT 3- Mô tả công việc trưởng phòng trưởng phòng IT 4- Kỹ năng cần tích lũy ở trưởng phòng IT 5- Tố chất, phẩm chất của trưởng phòng IT 6- Mức lương trưởng phòng IT bao nhiêu? 7- Mẫu CV nổi bật vị trí trưởng phòng IT 8- Trở thành trưởng phòng IT có yêu cầu gì? 9- Cơ hội việc làm trưởng phòng IT >>> Xem thêm: Việc làm IT
Trưởng phòng IT hay trưởng phòng công nghệ thông tin là người có trách nhiệm quản lý, giám sát tất cả các vấn đề về công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Họ chính là người đứng đầu bộ phận IT.
Vai trò chính của trưởng phòng IT là đưa ra các quyết định liên quan đến hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp và phải đảm bảo toàn bộ các thành phần trong hệ thống đó luôn hoạt động suôn sẻ, hiệu quả.
Trong tiếng Anh, vị trí trưởng phòng IT được gọi là IT Manager.
Trưởng phòng công nghệ thông tin có các trách nhiệm, quyền hạn chính sau:
2.1- Trách nhiệm
- Tham mưu, lên kế hoạch phòng ngừa các sự cố cho hệ thống công nghệ thông tin của công ty.
- Kiểm tra tình trạng hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp, kịp thời khắc phục các sự cố, lỗi kỹ thuật đang tồn tại và xây dựng biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Những việc làm hấp dẫn IT Specialist (Infrastructure And MES) Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh CNTT-Phần cứng/Mạng , Sản Xuất IT Developer (C#, ASP .Net) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần mềm IT Tech - Kỹ sư IT TP.HCM CNTT-Phần mềm , Viễn Thông / Điện tử, Bảo Trì Sửa Chữa Nhân Viên Sales Admin Đà nẵng CNTT-Phần mềm , Hành chánh/Thư ký , Kinh doanh / Bán hàng Nhân viên Chiến lược sản phẩm Đà nẵng Bất động sản, CNTT-Phần mềm
- Cập nhật, áp dụng những tiến bộ mới nhất về công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
- Triển khai công việc cho bộ phận công nghệ thông tin, điều phối các hoạt động thường ngày trong bộ phận.
- Theo dõi, quản lý quá trình thực hiện công việc của nhân viên bộ phận IT.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch công việc cho nhân viên bộ phận công nghệ thông tin.
- Đề xuất các biện pháp khen thưởng, kỷ luật và lập dự toán ngân sách cho bộ phận IT.
- Đánh giá kết quả hoạt động của bộ phận và lập báo cáo.
>>> Bạn có thể xem thêm: Trưởng phòng IT - lầm tưởng và sự thật
2.2- Quyền hạn
- Có quyền quản lý cao nhất trong bộ phận công nghệ thông tin.
- Có quyền yêu cầu các đơn vị, bộ phận liên quan cung cấp thông tin.
- Có quyền đưa ra các đề xuất thay đổi cơ cấu tổ chức, hoạt động tuyển dụng và đào tạo phát triển nhân viên trong bộ phận khi nhận thấy những điểm không phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận.
- Có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của công ty. Với những nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc, trưởng phòng công nghệ thông tin có quyền trả lại cho bộ phận HR.
- Có quyền đề xuất những trang thiết bị làm việc cần thiết cho nhân viên phòng IT.
Mô tả công việc trưởng phòng công nghệ thông tin thường bao gồm các đầu việc chính sau:
- Xây dựng và phát triển chiến lược công nghệ thông tin phù hợp cho doanh nghiệp.
- Quản lý các hoạt động thường ngày và nhân viên trong bộ phận IT.
- Nghiên cứu, tìm tòi nhằm phát triển các chiến lược công nghệ thông tin mới cũng như triển khai những giải pháp phù hợp để khắc phục nhanh chóng các sự cố phát sinh.
- Phối hợp cùng các bộ phận khác nhằm hoàn thành các dự án, chiến lược công nghệ thông tin công ty giao phó.
- Theo dõi, đánh giá, kiểm tra kết quả làm việc của nhân viên phòng IT.
- Tham gia công tác tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân viên phòng IT nhằm giúp họ có đủ năng lực làm việc.
- Xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp cho nhân viên bộ phận IT.
- Kiểm tra định kỳ hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề phát sinh.
- Thực hiện các quy trình thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo cấu trúc và hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp luôn được sao lưu, bảo vệ an toàn.
- Đề xuất các chiến lược, chính sách và thủ tục mới nhằm quản lý hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
- Cập nhật, đánh giá các xu hướng công nghệ mới và áp dụng những công nghệ phù hợp vào doanh nghiệp.
>>> Bạn có thể quan tâm: IT là gì? Thực trạng nhân sự ngành IT hiện nay
Comentários