top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Supply Chain là gì? Supply Chain gồm những hoạt động nào?

Supply Chain là thuật ngữ mô tả hoạt động phân phối và cung cấp hàng hoá của các doanh nghiệp. Hiện tại, thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến nhưng không có nhiều người hiểu rõ về nó. Vậy, Supply Chain là gì? Supply Chain gồm những hoạt động nào? Bạn đọc hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent. MỤC LỤC 1- Supply Chain là gì? 2- Tầm quan trọng của Supply Chain 3- Các hoạt động của Supply Chain 3.1- Hoạch định 3.2- Tìm kiếm nguồn hàng 3.3- Sản xuất 3.4- Phân phối 4- Những khó khăn mà Supply Chain phải đối mặt Xem thêm >>>> Việc làm Supply Chain tại HRchannels.com

1- Supply Chain là gì?

Supply Chain được biết đến với tên gọi Chuỗi cung ứng. Đây là thuật ngữ dùng để miêu tả một mạng lưới liên kết giữa các công ty sản xuất, nhà cung cấp và nhà phân phối sản phẩm. Mạng lưới này có sự tham gia của nhiều người, nhiều thông tin, tài nguyên, thực thể với các hoạt động khác nhau nhằm chuyển đổi và dịch chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm sau cùng và chuyển giao đến người tiêu dùng.

Một chuỗi cung ứng điển hình sẽ bắt đầu từ việc tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho đến cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng. Các giai đoạn trong hệ thống Supply Chain sẽ liên kết với nhau thành một chuỗi các mắt xích. Trong đó, mắt xích trước sẽ là nhà cung cấp cho mắt xích phía sau và giá trị sản phẩm sẽ gia tăng mỗi khi nó đi qua một mắt xích. Nếu mắt xích không tạo ra giá trị sẽ bị loại bỏ khỏi chuỗi.

Đối với các Supply Chain phức tạp, những sản phẩm đã sử dụng có thể quay trở lại chuỗi tại bất cứ thời điểm nào nếu giá trị còn lại của chúng còn có thể tái chế.

Trong chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp sẽ được xếp hạng theo “cấp bậc”. Nhà cung cấp trực tiếp đưa sản phẩm đến cho khách hàng sẽ được gọi là cấp một. Kế tiếp, cấp hai sẽ là nhà cung cấp của cấp một, cấp ba sẽ là nhà cung cấp của cấp hai,…

Nhìn chung, các kết quả thu được trong một chuỗi Supply Chain chính là nỗ lực vận hành của các tổ chức, công ty tham gia trong chuỗi. >>>> Xem thêm: Tìm hiểu từ A-Z về ngành Supply Chain ở Việt Nam

2- Tầm quan trọng của Supply Chain

Supply Chain bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau, từ thu mua hàng hoá, vận chuyển đến logistics. Hiện tại có thể nói rằng, Supply Chain gắn liền với tất cả các hoạt động trọng yếu nhất của một doanh nghiệp.

Bằng chứng là Supply Chain bao gồm từ việc hoạch định kế hoạch sản xuất, tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hóa, thu mua,… cho đến sản xuất thành phẩm, tìm kiếm đối tác, cung ứng sản phẩm qua các kênh trung gian đến tay người tiêu dùng,…

Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tầm quan trọng của Supply Chain lại càng thể hiện rõ. Nó có thể tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Nếu thực hiện việc quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp sẽ giành được lợi thế cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể mở rộng chiến lược để ngày càng tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ hơn.

Những việc làm hấp dẫn Supply Chain Manager (Electronics) Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Viễn Thông / Điện tử, Xuất nhập khẩu Branch Deputy Director Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Kho vận, Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận Import - Export Staff Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Sản Xuất , Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu Head of Sales (Air Freight) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Kinh doanh / Bán hàng Import - Export Manager/Leader (Electronics) Hà nội, Hà Nam, Nam Định Sản Xuất , Xuất nhập khẩu

Có thể thấy rằng, Supply Chain có tác động mạnh mẽ đến vấn đề quản lý lợi ích và toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày nay. Vì vậy, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích lớn lao, trong đó không thể không nhắc đến những lợi ích điển hình sau:

- Giảm thiểu sự chậm trễ, tối ưu hóa thời gian sản xuất, lưu kho và vận chuyển hàng hóa.

- Gia tăng hiệu quả thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng.

- Supply Chain giúp doanh nghiệp tạo ra quy trình hoạt động hiệu quả, giảm thiểu chi phí và các lãng phí.

- Ngăn chặn các rủi ro và đảm bảo mọi việc vận hành trơn tru từ công đoạn sản xuất, lưu kho đến vận chuyển, quản lý hàng tồn kho và thực hiện đơn đặt hàng.

- Tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh các sản phẩm có tính chất mùa vụ và thời hạn sử dụng hạn chế.

- Góp phần nâng cao chất lượng vận hành hoạt động logistics, phân phối hàng hóa nhằm đáp ứng tốt nhất, nhanh nhất các yêu cầu hàng hoá của khách hàng.

- Đảm bảo độ mới của hàng hóa, hạn chế việc tăng giá.

- Gia tăng lợi nhuận sau thuế.

Nhìn chung, với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp có thể đảm bảo số lượng hàng hoá được duy trì ổn định, hợp lý, số lượng giữa hàng tồn kho và hàng bán sẽ được cân bằng tốt nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể đạt được những điều này khi có nhưng dự báo chính xác về cung cầu hàng hoá nhằm xác định chính xác mức tồn kho hợp lý và không để xảy ra tình trạng lũng đoạn thị trường. >>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa supply chain và logistics

3- Các hoạt động của Supply Chain

Các hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng thường bao gồm:

3.1- Hoạch định

Hoạt động này bao gồm tất cả các thao tác liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động còn lại. Đây cũng chính là hoạt động đầu tiên trong toàn chuỗi Supply Chain.

Khi thực hiện quá trình hoạch định, bạn cần chú ý các hoạt động chính sau:

- Dự báo lượng cầu: bạn sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu và xác định nhu cầu đối với sản phẩm của người tiêu dùng trên thị trường, từ đó có thể lên kế hoạch sản xuất cho phù hợp, tránh việc xảy ra dư thừa và tồn kho vượt mức.

- Định giá sản phẩm: giá cả là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Nếu định giá hợp lý, bạn có thể đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Do đó, bạn cần xem xét và đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm. Tốt nhất bạn nên dựa vào nhu cầu và độ khan hiếm của sản phẩm để quyết định giá cả.

- Quản lý việc lưu kho: mục đích chính của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động này là quản lý mức độ và số lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý. Bạn sẽ phải tìm ra phương án làm giảm chi phí lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ các chi phí không cần thiết trong giá thành sản phẩm sau cùng.

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page