top of page
Tìm kiếm

Six Sigma là gì? Chi tiết về và tính ứng dụng của mô hình Six Sigma

Ảnh của tác giả: Headhunter HRchannelsHeadhunter HRchannels

Six Sigma là một trong những phương pháp có thể giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn về mặt sản lượng và chất lượng trong sản xuất. Vậy, Six Sigma là gì?

Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent để hiểu được khái niệm của Six Sigma cũng như cách ứng dụng phương pháp này cho doanh nghiệp của mình nhé! MỤC LỤC: 1- Six Sigma là gì? 2- Lợi ích, vai trò của mô hình Six Sigma là gì? 3- Chi tiết mô hình Six Sigma 4- Ứng dụng mô hình Six Sigma như thế nào? 5- Ví dụ cụ thể về mô hình Six Sigma 6- Lời kết >>> Xem thêm: Việc làm Sản xuất

1- Six Sigma là gì?

Six Sigma hay 6 Sigma được biết đến là một phương pháp có thể giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng thông qua việc thống kê lỗi, tìm nguyên nhân và xử lý lỗi.

Nhiều người thường nhầm lẫn 6 Sigma là một hệ thống quản lý chất lượng tương tự như ISO. Tuy nhiên, 6 Sigma tập trung vào việc mang đến lối tư duy mới cho các doanh nghiệp.

Khi chọn sử dụng Six Sigma tức là doanh nghiệp sẽ hướng đến việc đầu tư, cải thiện quy trình để ngăn chặn lỗi và tạo nên sự ổn định gần như hoàn hảo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, họ sẽ không quá tập trung vào việc xử lý lỗi nữa mà cần tìm cách ngăn xảy ra lỗi.

Phương pháp Six Sigma được Motorola khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, thực tế nó đã có từ thế kỷ 19.

2- Lợi ích, vai trò của mô hình Six Sigma là gì?

Six Sigma mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích chính sau:

2.1- Duy trì sự trung thành của khách hàng

Six Sigma tập trung vào việc tìm hiểu cặn kẽ yêu cầu của khách hàng khi xác định các khuyết tật, lỗ hổng của quy trình sản xuất. Nhờ vậy, các sản phẩm được làm ra không chỉ không có lỗi mà còn đáp ứng tốt kỳ vọng của khách hàng và khiến họ luôn trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp.

2.2- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Những việc làm hấp dẫn Trưởng Bộ Phận Kế Hoạch Sản Xuất (Gia Công Cơ Khí) Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Cơ khí/ Máy móc, Dầu khí/Khoáng sản , Sản Xuất Nhân viên kế hoạch tổng hợp Cà Mau Giám Đốc Sản Xuất (Hạt Dinh Dưỡng) Bình Dương , Bình Phước , Đồng Nai Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Quản lý điều hành , Sản Xuất Thư Ký Giám Đốc Xưởng (Tiếng Trung) Hà nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất Chuyên Viên Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Hàn) Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Biên phiên dịch , Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Tỷ lệ khuyết tật giảm và không lặp lại trong tương lai giúp doanh nghiệp giảm thiểu các lãng phí không cần thiết về mặt nhân công, vật liệu, thời gian và công đoạn sản xuất.

Đồng thời, kết quả làm ra hầu hết đều là những sản phẩm có thể bán được nên làm giảm giá thành đơn vị và lợi nhuận sẽ tăng theo.

2.3- Cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Trong Six Sigma, yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng, thậm chí nó còn được đề cao hơn cả kỹ thuật. Mặt khác, phương pháp này cũng cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ đo lường minh bạch.

Doanh nghiệp áp dụng 6 Sigma có thể quản lý tốt các mâu thuẫn phát sinh, thúc đẩy tinh thần chủ động trong nhân viên và định hướng cho họ một cách dễ dàng bất kể loại hình văn hóa mang nét đặc trưng nào đi nữa.

2.4- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch chiến lược

Six Sigma có thể giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình thiết lập bất cứ kế hoạch chiến lược nào.

Chẳng hạn, nó có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào những khía cạnh cần cải thiện khi phân tích SWOT. Hoặc nó có thể giúp doanh nghiệp loại bỏ các bước không cần thiết trong quy trình nội bộ, thỏa thuận được mức giá tốt hơn để đạt tới mục tiêu tối ưu hóa chi phí.

2.5- Mở rộng quy mô kinh doanh

Nếu có thể loại bỏ toàn bộ những nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình sản xuất và tạo được một quy trình theo chuẩn Six Sigma thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện các dự án mở rộng quy mô trong tương lai.

3- Chi tiết mô hình Six Sigma

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page