top of page
  • Twitter Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • Facebook Social Icon
Tìm kiếm

QA là gì? Tất tần tật thông tin về ngành QA

  • Ảnh của tác giả: Headhunter HRchannels
    Headhunter HRchannels
  • 17 thg 3, 2023
  • 5 phút đọc

QA là một vị trí quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Vị trí này giữ vai trò đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp luôn đạt các tiêu chuẩn chất lượng. Nếu bạn yêu thích công việc QA và muốn hiểu rõ QA là gì cũng như nắm được các thông tin cần thiết về ngành QA, thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của HRchannels.

1. QA là gì?

QA là viết tắt của Quality Assurance, nghĩa là đảm bảo chất lượng. Đây là một bộ phận trong hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của QA là định hướng, xây dựng quy trình, loại bỏ những công đoạn không cần thiết trong quy trình sản xuất, tìm kiếm phương án cải thiện và đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng.

Mục tiêu công việc của QA là đảm bảo chất lượng của sản phẩm sau cùng. Tuy nhiên QA chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng ở phương diện quy trình, họ không trực tiếp thực hiện công việc đo lường hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là vai trò của QC.

Công việc của QA là tập trung vào việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu, giám sát quá trình sản xuất, quản lý các tài liệu chuyên môn và thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng. Một khi chất lượng sản phẩm được đảm bảo thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nâng cao, đồng thời còn làm giảm những chi phí không đáng có. >>>> Xem thêm: QC là gì? Tất tần tật thông tin về ngành QC

2- Học gì để trở thành QA

Để trở thành một QA chuyên nghiệp bạn cần được đào tạo bài bản các kiến thức nền tảng về quản lý chất lượng. Bên cạnh đó bạn còn phải tự trang bị cho mình những kiến thức về sản phẩm của doanh nghiệp.

Bạn nên theo học ngành quản lý chất lượng, quản trị kinh doanh, quản lý chuỗi dây chuyền sản xuất,… tại các trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo các chuyên ngành này. Ngoài ra bạn cũng có thể theo học các khóa ngắn hạn về quản lý chất lượng QA trong các lĩnh vực bạn hướng đến nếu có nhu cầu.

Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành QA, bạn cũng cần chú ý rèn luyện tiếng Anh ngành quản lý chất lượng vì doanh nghiệp Việt thường gia công cho nước ngoài. Cũng có một số doanh nghiệp yêu cầu bạn phải biết tiếng Hoa, Nhật hay Hàn. Dù không phải yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ là lợi thế nếu bạn biết thêm các ngôn ngữ này. Xem thêm: Lộ trình thăng tiến ngành QA

Những việc làm hấp dẫn Giám Sát Chất Lượng Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, QA/QC QA Staff TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Viễn Thông / Điện tử, QA/QC QA Manager TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , QA/QC, Điện/HVAC/MEP QA Engineer Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , QA/QC Nhân viên QA có kinh nghiệm Bình Dương

Ngoài ra bạn còn phải tập trung nâng cao khả năng phân tích số liệu chuyên sâu trong các ngành nghề cụ thể. Nghĩa là nếu bạn hướng đến vị trí QA ngành may mặc thì bạn cần học cách phân tích dữ liệu ngành may mặc. Những khóa học này có thể nằm trong chương trình đào tạo tại trường Đại học. Hoặc bạn có thể theo học các khóa ngắn hạn để trang bị các kiến thức cần thiết và lấy chứng chỉ.

3- Kỹ năng cần có của một QA

Đối với nghề QA đôi khi kỹ năng và phẩm chất cá nhân còn quan trọng hơn bằng cấp của bạn. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận tuyển dụng những ứng viên chỉ có bằng Trung cấp, thậm chí bằng cấp 3, nhưng có kiến thức ngành nghề sâu rộng và kỹ năng cần thiết. Họ sẽ chọn ứng viên dựa trên tính cách và kỹ năng sau đó đào tạo thêm.

Sau đây là những kỹ năng quan trọng bạn cần có để trở thành một QA giỏi:

+ Kỹ năng phân tích: kỹ năng này được đánh giá cao vì nhờ nó bạn mới có thể thu thập, phân tích thông tin để tìm ra những điểm khác biệt và các xu hướng mới.

+ Kỹ năng tổ chức công việc: sở hữu kỹ năng này sẽ giúp theo dõi quá trình kiểm tra, tổng hợp kết quả, tài liệu và đưa ra đề xuất phù hợp nhất.

+ Kỹ năng giao tiếp: bạn cần giao tiếp tốt trên cả hai phương diện nói và viết để có thể trao đổi công việc thuận lợi với các nhân viên QA khác cũng như các bộ phận khác. Giao tiếp tốt bằng văn bản sẽ giúp bạn hiểu đúng các tài liệu kỹ thuật và soạn thảo các văn bản tài liệu chính xác và đúng yêu cầu.

+ Kỹ năng quản lý: có kỹ năng quản lý tốt bạn sẽ hoàn thành công việc đúng thời hạn, có quy trình làm việc khoa học giúp phát huy tối đa năng lực bản thân.

+ Kỹ năng xử lý: trong quá trình quản lý chất lượng việc xảy ra sự cố bất ngờ là điều khó tránh. Vì vậy có kỹ năng xử lý vấn đề tốt sẽ là lợi thế giúp bạn xử lý nhanh chóng các sự cố và sai sót. Xem thêm: KPI của QC Manager gồm những gì?

+ Tỉ mỉ, cẩn thận: điều này sẽ giúp bạn phát hiện ra những điểm chưa đúng để tìm ra biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó còn giúp bạn hiểu và phân tích đúng các hướng dẫn, nội quy trong từng ngành nghề, từng công ty.

+ Tư duy logic: có tư duy logic tốt sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện vấn đề không thỏa đáng và tìm ra phương án hiệu quả để đảm bảo chất lượng quy trình sản xuất.

4- Mức lương trong ngành QA

Theo số liệu Uptalent được biết thì mức lương bình quân ngành QA tại cấp bậc nhân viên vào khoảng 5 – 8 triệu / tháng. Với những người có kinh nghiệm nhiều hơn mức lương từ 10 triệu trở lên. Cấp bậc Trưởng phòng sẽ có mức lương từ 17 triệu trở lên.

Mức lương QA cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và quy mô của từng doanh nghiệp. Ngoài lương cơ bản thì QA còn được nhận thêm các khoản thưởng cuối năm, được tăng lương định kỳ, có lương tháng 13, được tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm,… Đồng thời nghề QA cũng có cơ hội thăng tiến rất rộng mở. Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ phòng Quản lý chất lượng

 
 
 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


SIGN UP AND STAY UPDATED!

Thanks for submitting!

  • Grey Twitter Icon
  • Grey LinkedIn Icon
  • Grey Facebook Icon

© 2023 by Talking Business.  Proudly created with Wix.com

bottom of page