Operation Manager là người điều phối và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong toàn bộ doanh nghiệp. Nhờ có vai trò của họ mà các hoạt động kinh doanh của công ty luôn đúng hướng, an toàn, đúng pháp luật và làm giảm tối đa những thiệt hại do các rủi ro gây ra. Vậy bạn đã hiểu Operation Manager là gì hay chưa? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá một số thông tin về Operation Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Operation Manager đến Operation Director qua bài viết sau. MỤC LỤC 1- Operation Manager là gì? 2- Mô tả công việc Operation Manager 3- Mức lương của Operation Manager là bao nhiêu? 4- Cần gì để trở thành Operation Manager? 5- Lộ trình thăng tiến từ Operation Manager đến Operation Director 2.1- Trang bị kiến thức chuyên môn 2.2- Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp 2.3- Kỹ năng 6- Câu hỏi thường gặp về Operation Manager Xem thêm >>>> Tìm việc làm Manager tại HRchannels
Operation Manager là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động vận hành trong doanh nghiệp. Họ còn được gọi là nhà quản trị vận hành hay trưởng phòng vận hành.
Bên cạnh đó, Operation Manager cũng là một chuyên gia về nhân sự. Họ chịu trách nhiệm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm cả những nhân sự cấp cao. Đồng thời, họ cũng kiểm soát quá trình tuyển dụng và xây dựng tiêu chuẩn đào tạo nhân viên. Một vài khái niệm liên quan: Head of Operation là gì? Là một vị trí quản lý trong một tổ chức hoặc công ty. Người đảm nhận vai trò này chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của tổ chức đó. Công việc của Head of Operation thường bao gồm lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quy trình và hoạt động để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất của tổ chức. Đồng thời, họ có thể phải làm việc với các bộ phận khác trong công ty để đảm bảo sự hợp tác và phối hợp tốt giữa các phòng ban. Retail Operation manager là gì? (Quản lý hoạt động bán lẻ) là một vị trí quản lý trong lĩnh vực bán lẻ. Người đảm nhiệm vai trò này chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của một cửa hàng bán lẻ hoặc một chuỗi cửa hàng Operation Supervisor là gì? Là người giám sát hoạt động Đây là một vị trí quản lý trung cấp trong một tổ chức hoặc công ty. Người đảm nhận vai trò này có trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động hàng ngày của một phòng ban hoặc một nhóm công việc cụ thể trong tổ chức. Bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, Operation Manager sẽ giữ cho tất cả các hoạt động vận hành của doanh nghiệp diễn ra an toàn và hiệu quả nhất. Họ sẽ giám sát các chính sách của doanh nghiệp dựa trên pháp luật hiện hành và quản lý cũng như phân tích mọi hoạt động của doanh nghiệp. Về cơ bản, Operation Manager sẽ đảm nhận nhiều vai trò công việc khác nhau như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hoạt động của doanh nghiệp,… Cụ thể, họ sẽ thực hiện những công việc phổ biến sau:
- Chịu trách nhiệm quản trị nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và xử lý các hồ sơ, thủ tục, chính sách lương thưởng cho nhân viên.
- Theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên các phòng ban trong doanh nghiệp.
- Đánh giá các kế hoạch, chiến lược sản xuất và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
- Chỉ đạo các hoạt động cần thiết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng.
Những việc làm hấp dẫn Operation Manager TP.HCM, Bình Dương , Long An Quản lý điều hành , Sản Xuất Dealer Business Coordinator| Chuyên Viên Điều Phối Kinh Doanh Đại Lý (Automotive, 1000 USD, ID11524) Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Dịch vụ khách hàng , Ôtô / Xe Máy, Bán hàng (Khác) Operation Manager (Events & Exhibitions) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Dịch vụ khách hàng , Đồ gỗ/Nội thất Product Operation Manager (Logistics) Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu, Sales Logistic Product Operation Manager (Logistics) Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu, Sales Logistic
- Lập kế hoạch, dự tính ngân sách hàng năm và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề về tài chính.
- Quản lý quy trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và thiết bị trong doanh nghiệp.
- Quản lý hàng hóa tồn kho cũng như các vấn đề liên quan đến việc giao nhận hàng hoá.
- Xây dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho nhân viên bằng cách thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn, quy trình đã đặt ra. Đọc thêm >>>> Operation Manager là gì? Mô tả công việc của một Operation Manager
Với những bạn có mong muốn phát triển sự nghiệp lên các vị trí quản lý thì Operation Manager là công việc rất lý tưởng. Sau một thời gian đảm nhận vị trí này bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Operation Director – Giám đốc vận hành.
Khi phụ trách vai trò Operation Manager bạn sẽ có rất nhiều cơ hội học hỏi và tạo nên những giá trị to lớn trong các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Điều này tạo ra tiềm năng lớn để bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.
Thực tế cho thấy, trong vòng 5 năm giữ vị trí Operation Manager, bạn sẽ tích lũy được cho mình những kinh nghiệm cần thiết và có cơ hội tiến tới vị trí Operation Director. Tuy nhiên, khoảng thời gian này không cố định. Nó có thể dài hơn do những khác biệt về ngành nghề, doanh nghiệp và năng lực của mỗi người.
Dưới đây là lộ trình thăng tiến từ Operation Manager đến Operation Director phổ biến bạn có thể tham khảo:
Nếu muốn đảm nhận vị trí quản lý cao nhất nhì trong một doanh nghiệp như Operation Director thì kiến thức chuyên môn vững vàng là điều không thể thiếu. Bạn sẽ phải nắm vững các kiến thức về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và các kiến thức liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực khác.
Việc nắm vững các kiến thức chuyên môn cả về chiều rộng và chiều sâu sẽ giúp bạn có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ của một Operation Director. Đồng thời bạn cũng có nền tảng kiến thức vững chắc để hoạch định chiến lược cũng như quản lý và điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Operation Director là vị trí giữ vai trò quản lý và vận hành các hoạt động của công ty nên đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp dày dạn.
Thông thường bạn sẽ phải có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mới có thể được cất nhắc đảm nhận vai trò Operation Director. Đừng bỏ lỡ >>>> Top 9 câu hỏi phỏng vấn vị trí Operation Manager phổ biến nhất
Comments