Chiêm ngưỡng những công trình xây dựng hoành tráng với lối kiến trúc độc đáo đã khơi gợi niềm đam mê ngành xây dựng nơi các thí sinh khi chọn ngành học. Để có được định hướng tốt nhất cho sự nghiệp, mời bạn cùng quân sư TalentBold tìm hiểu chi tiết ngành xây dựng là gì, cũng như tất tần tật nguồn nhân lực về ngành xây dựng thông qua những thông tin cập nhật dưới đây.
MỤC LỤC:
1- Ngành xây dựng là gì
2- Các vị trí công việc ngành xây dựng
3- Nhiệm vụ chính mà nhân sự xây dựng phải đảm nhận
4- Mức lương trung bình ngành xây dựng
5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển ngành xây dựng
6- Kiến thức, kỹ năng không thể thiếu khi làm xây dựng
7- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành xây dựng
>>> Xem thêm: Tìm việc làm Xây Dựng tại HRchannels
Ngành xây dựng là nơi hội tụ những nhân lực góp phần tạo nên những công trình phục vụ đời sống con người như công trình nhà ở, trường học, cầu đường, bệnh viện, sân bay, cầu cảng… Để kiến tạo nên một công trình hoàn chỉnh sẽ gồm nhiều nhân lực xây dựng, mỗi người phụ trách một mảng chuyên môn nhất định, có người phụ trách thiết kế, có người phụ trách xây dựng, có người phụ trách kiểm tra chất lượng công trình… Tất cả hợp thành một tập thể bao gồm nhiều mắt xích liên kết cùng nhau.
Tốt nghiệp ngành xây dựng, sinh viên có thể đảm nhận công việc tại các vị trí:
2.1. Kỹ sư xây dựng
Chịu trách nhiệm quản lý dự án xây dựng, giám sát công nhân làm việc, giám sát lịch trình xây dựng, đảm bảo hoàn thiện đúng thiết kế và đúng tiến độ.
2.2. Kỹ sư cầu đường
Phụ trách tư vấn, hoạch định kế hoạch, lên phương án thiết kế, thi công, giám sát, quản lý quá trình thi công tại các công trình cầu đường, đảm bảo chất lượng, an toàn, đúng tiến độ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân trong thời gian thi công cầu đường.
2.3. Kỹ sư điện / nước
Lên thiết kế hệ thống điện / nước cho công trình, trực tiếp kiểm tra, phân bổ nhân lực thi công, tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn nhân công thực hiện. Bên cạnh đó, kỹ sư điện / nước còn trực tiếp tham gia hoặc trực tiếp chỉ đạo công tác bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện / nước công trình.
2.4. Kỹ sư dự toán xây dựng
Đảm nhận nhiệm vụ tính toán khối lượng vật liệu, số lượng nhân công để thực hiện công trình theo từng giai đoạn. Trực tiếp kỹ sư dự toán xây dựng sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm nguyên vật liệu xây dựng phù hợp, đảm bảo đủ số lượng và đúng chất lượng.
2.5. Kiến trúc sư
Những việc làm hấp dẫn Nhân Viên Kỹ Thuật (Máy Xây Dựng) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Cơ khí/ Máy móc, Xây dựng Thợ điện Lâm Đồng Xây dựng Nhân viên Kế toán TP.HCM Xây dựng Thư ký dự án (Sales Admin) Hà nội Xây dựng Branch Manager (Building Material) Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Xây dựng, Bán hàng Vật liệu xây dựng
Chịu trách nhiệm về mặt thẩm mỹ và kỹ thuật, kiến trúc sư sẽ kiến tạo nên đường nét riêng cho mỗi cho công trình, đảm bảo nét độc đáo được hình thành nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chất lượng cốt lõi của công trình.
2.6. Giám sát công trình
Trực tiếp giám sát thi công tại công trường, đảm bảo chất lượng, khối lượng theo đúng tiêu chuẩn ban đầu đã thống nhất giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Nhân sự giám sát công trình phải tập trung cao độ, kịp thời phát hiện những nguy cơ rủi ro cho công trình và cho an toàn của nhân công, đảm bảo công trình được hoàn thành đúng yêu cầu trong sự an toàn cao nhất.
2.7. Đảm bảo chất lượng công trình (QA – Quality Assurance)
Dành cho nhân sự có kinh nghiệm lâu năm, đảm nhận trọng trách thiết lập và đưa ra quy trình đánh giá một cách hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo từng giai đoạn
2.8. Kiểm soát chất lượng công trình (QC – Quality Control)
Cũng dành cho nhân sự giàu kinh nghiệm, trực tiếp kiểm tra các hạng mục xây dựng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn, chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
2.9. Kế toán xây dựng
Những nghiệp vụ, bút toán trong ngành xây dựng mang tính đặc thù riêng. Vì vậy, trong các học phần của ngành xây dựng sẽ luôn có học phần kế toán xây dựng. Nhờ vậy, người học sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng có thể học chuyên sâu thêm về kế toán để đảm nhận vị trí kế toán cho các doanh nghiệp xây dựng.
Dưới đây là những nhiệm vụ tổng quát mà nhân sự ngành xây dựng sẽ đảm nhận:
Tiến hành khảo sát công trình và phân tích dữ liệu thông qua bản đồ, báo cáo, bản vẽ...
Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, nguyên vật liệu và chi phí.
Nghiên cứu phương án thi công khả thi, thiết kế kế hoạch chi tiết
Quản lý, chỉ đạo, giám sát dự án xây dựng
Tư vấn và cung cấp giải pháp cho các vấn đề trong quá trình triển khai thi công
Giám sát, kiểm tra, hướng dẫn nhân công triển khai công việc.
Giám sát tiến độ và lập báo cáo về tình hình dự án.
Quản lý ngân sách và mua trang thiết bị/nguyên vật liệu.
Tiếp nhận, lưu trữ, bảo mật tài liệu kỹ thuật, văn bản liên quan
Tuân thủ các quy định xây dựng trong ngành từ giấy phép đến các tiêu chuẩn an toàn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về nghề nghiệp Kỹ sư xây dựng
Ngành xây dựng yêu cầu cao về kỹ thuật chuyên môn, môi trường làm việc lại khắc nghiệt nên mức lương dành cho các vị trí trong ngành này đều thuộc nhóm thu nhập cao. Tuy nhiên, mức lương cao cũng cần dựa trên năng lực thực tế và chuyên môn xây dựng cụ thể mà nhân sự làm việc.
Mức lương phổ biến cho ngành xây dựng hiện nay chia theo số năm kinh nghiệm, phổ biến ở mức:
Kinh nghiệm dưới 1 năm: 9,8 – 10,6 triệu đồng/ tháng
Kinh nghiệm 1 – 4 năm: 11 – 15,8 triệu đồng/ tháng
Kinh nghiệm trên 5 năm: 16 – 40 triệu đồng/ tháng
Ngoài lương cứng, doanh nghiệp còn có các khoản phụ cấp, phúc lợi rất tốt cho nhân sự phải đi công trình xa hay thường xuyên tác nghiệp tại hiện trường.
Để ứng tuyển vào các doanh nghiệp xây dựng, yêu cầu trước tiên là về bằng cấp đào tạo chuyên ngành xây dựng tại các trường đại học, cao đẳng, đó có thể là bằng
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư điện / nước
Kỹ sư cầu đường
Kiến trúc sư
Cử nhân xây dựng dân dụng
Đây là những bằng cấp phản ánh năng lực chuyên môn tổng quát, nếu muốn giành lợi thế khi cạnh tranh ứng tuyển ở những chuyên môn đặc thù, bạn nên bổ sung thêm một số chứng chỉ xây dựng. Hiện nay có 40 loại chứng chỉ hành nghề xây dựng đang được ấp, tiêu biểu như:
Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
Chứng chỉ hành nghề giám sát dân dụng và công nghiệp
Chứng chỉ hành nghề giám sát công trình giao thông cầu
Chứng chỉ hành nghề giám sát công trình giao thông đường sắt
Chứng chỉ hành nghề giám sát hạ tầng kỹ thuật cấp nước
Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình
Mỗi công trình xây dựng khi hoàn thành sẽ được rất nhiều người dân sử dụng, do đó, tính thẩm mỹ quan trọng, độ an toàn càng quan trọng hơn. Là người hoạt động trong ngành xây dựng, mỗi ứng viên cần ý thức rõ ý thức trách nhiệm thông qua việc nâng cao:
6.1. Kiến thức chuyên môn
Cùng học ngành xây dựng nhưng khi ra trường, mảng xây dựng chuyên môn mà mỗi người phụ trách sẽ khác nhau. Cũng từ đây, bạn sẽ định hình được hướng phát triển chuyên môn xây dựng phù hợp, từ đó hãy nỗ lực tích lũy kinh nghiệm thực tế, cũng như tham gia các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn theo mảng xây dựng cụ thể mà mình đang đảm nhận.
6.2. Kỹ năng giao tiếp
Xây dựng là một công việc tập thể, liên quan đến an toàn của rất nhiều người, vì vậy, trong quá trình làm việc, hoạt động giao tiếp, thấu hiểu lẫn nhau là yếu tố rất quan trọng. Bạn có thể còn là kỹ sư chỉ đạo trực tiếp, định hướng và hướng dẫn nhân công tuân thủ nguyên tắc triển khai công trình, do đó, kỹ năng giao tiếp linh hoạt, đắc nhân tâm luôn là tố chất cần trau dồi liên tục
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ sư dự án là gì?
6.3. Kỹ năng phân tích
Các thông tin kỹ thuật liên quan đến công trình sẽ được thu thập và phân tích chi tiết để lựa chọn phương án thi công hiệu quả nhất. Dù là nhân sự mới ra trường, bạn cũng sẽ được giao một mảng phân tích nhỏ, độ khó nâng dần theo năm tháng, vì vậy, trang bị sẵn năng lực phân tích dữ liệu công trình thông qua các phần mềm chuyên dụng sẽ rất hữu ích cho quá trình làm việc.
6.4. Kỹ năng lên kế hoạch
Một công trình xây dựng sẽ bao gồm nhiều bước triển khai. Bước nào làm trước, bước nào làm sau, các bước nào có thể cùng triển khai song hành… kèm theo đó là những chi phí, thời gian, nhân lực, tất cả đều phải được lên kế hoạch cụ thể để tránh công trình trễ tiến độ, phát sinh chi phí vượt dự toán.
6.5. Kỹ năng làm việc nhóm
Phòng xây dựng khi triển khai công việc phải phối hợp cùng phòng nhân sự, phòng tài vụ, phòng nguyên vật liệu, phòng đối ngoại… để tìm kiếm những nguồn lực hỗ trợ đắc lực cho quá trình triển khai kế hoạch thi công thuận lợi. Bên cạnh đó, với vai trò kỹ sư, bạn sẽ quản lý lượng nhân công không nhỏ. Do đó, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm hiệu quả là yêu cầu tất yếu.
6.6. Tính cách cẩn trọng, kỷ luật
Muốn nhân công tuân thủ mệnh lệnh thì trước hết bạn phải là tấm gương về sự chuẩn mực trong công việc với tinh thần kỷ luật cao. Đây cũng là tố chất cần phát huy trong những ngành nghề liên quan đến sự chuẩn xác, an toàn cao như ngành xây dựng.
Kinh tế càng phát triển, nhu cầu tận hưởng tiện ích cuộc sống trong những công trình chất lượng, đẹp mắt sẽ ngày càng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu sở hữu nhà ở để an cư lạc nghiệp của người dân dù là thời đại nào thì vẫn luôn không ngừng phát triển. Chính những yếu tố này đã khẳng định vai trò không thể thiếu của nhân lực ngành xây dựng trong tương lai gần và xa.
Đồng nghĩa, cơ hội việc làm cho các ứng viên ngành xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh mặt thuận lợi thì cũng sẽ có những thách thức
Môi trường làm việc khắc nghiệt của ngành xây dựng, đa phần phải tác nghiệp ngoài trời
Sự phát triển của công nghệ xây dựng, đòi hỏi nhân sự trong ngành phải thường xuyên cập nhật từ kỹ thuật xây dựng đến các loại nguyên vật liệu cải tiến.
Yêu cầu ngày càng cao về sự sầm uất của công trình, điển hình như xây dựng nhiều tầng hơn, kiến trúc độc đáo hơn, công năng sử dụng đa dạng hơn…
Khi lựa chọn ngành nghề, chúng ta phải nhìn cả hai mặt cơ hội và thách thức để có sự chuẩn bị tốt nhất cả về tinh thần, thể chất và năng lực.
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành xây dựng không ngừng tăng lên, thu nhập cao, phúc lợi tốt, nhưng đây cũng là ngành có nhiều áp lực, đặc biệt đòi hỏi sức khỏe tốt. Nếu bạn đã yêu thích và muốn phát triển sự nghiệp cùng ngành xây dựng này thì quân sư TalentBold khuyên bạn hãy luôn đồng hành trau dồi kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tế, và không quên rèn luyện thể chất thật tốt. ------------------------------------ HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet
Comments