Một trong những ngành học được lựa chọn nhiều nhất trong các mùa tuyển sinh chắc chắn không thể thiếu ngành kế toán, nhưng đa phần thí sinh chưa thật sự hiểu rõ ngành học này là gì. Đừng lo lắng, bài viết Ms. Uptatent gửi đến hôm nay không chỉ giúp bạn hiểu cặn kẽ ngành kế toán là gì, mà còn cập nhật thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực ngành kế toán trong tương lai gần.
MỤC LỤC:
1- Ngành kế toán là gì
2- Các vị trí công việc ngành kế toán
3- Nhiệm vụ chính mà nhân sự kế toán phải đảm nhận
4- Mức lương cho vị trí kế toán
5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển kế toán
6- Kỹ năng không thể thiếu khi làm kế toán
7- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành kế toán
>>> Xem thêm: Việc làm Kế toán/Kiểm toán tại HRchannels
Ngành kế toán thuộc nhóm ngành kinh tế, chuyên đào tạo những nhân lực đảm nhận nhiệm vụ ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin số liệu nhằm phản ánh sự hình thành và biến động tài sản của mọi loại hình tổ chức ở mọi quy mô hoạt động.
Thông qua kết quả có được từ công việc kế toán:
Tổ chức định hướng lại hoạt động, cân đối chi tiêu, tập trung phát huy thế mạnh
Cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để hỗ trợ doanh nghiệp, thu thuế, giãn thuế…
Khách hàng, đối tác có thêm thông tin đánh giá, nhận định tiềm năng phát triển của tổ chức trước khi hợp tác, đầu tư.
+ Nếu phân chia theo cấp bậc thì trong ngành kế toán hiện có:
2.1. Kế toán viên
Những việc làm hấp dẫn Kế toán thanh toán Hà nội Kế toán/Tài chính/Kiểm toán Kế Toán Trưởng Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất Kế Toán Trưởng Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình Hành chánh/Thư ký , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán Kế Toán Trưởng Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình Hành chánh/Thư ký , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán KẾ TOÁN THUẾ TP.HCM
Nhân sự làm việc ở vị trí kế toán nhưng kinh nghiệm thực tiễn còn ít, có thể là sinh viên mới ra trường hoặc kinh nghiệm 1-2 năm. Doanh nghiệp thường sẽ giao cho kế toán viên phụ trách một mảng nhất định trong hệ thống kế toán, ví dụ như kế toán kho, kế toán tiền lương, kế toán bán hàng… để dần dần tích lũy năng lực.
2.2. Kế toán tổng hợp
Kinh nghiệm từ 2 – 3 năm mới có thể đảm nhận vị trí kế toán tổng hợp vì bạn phải có trình độ chuyên môn kế toán vững ở mọi mảng nghiệp vụ, kèm theo khả năng bao quát toàn bộ hoạt động kế toán trong tổ chức, liên kết dữ liệu nhiều mảng kế toán để thiết lập các báo cáo tài chính tổng hợp.
>>> Bạn có thể tham khảo: Kế toán tiền lương
2.3. Kế toán trưởng
Đứng đầu bộ phận kế toán là vị trí kế toán trưởng, chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm soát, chỉ đạo công việc cho tất cả nhân sự trong phòng kế toán. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn trực tiếp tham mưu cho ban lãnh đạo trong các kế hoạch tài chính, hoặc hoạch định các nghiệp vụ kế toán mới phát sinh.
+ Nếu phân chia theo nhiệm vụ kế toán đặc thù thì hiện có:
Kế toán công là người là kế toán trong tổ chức, cơ quan Nhà nước
Kế toán tài chính tập trung theo dõi, phân tích các số liệu tài chính trong dự án cụ thể nhằm phản ánh khó khăn, thuận lợi đến ban lãnh đạo
Kế toán quản trị bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo những nguy cơ, cũng như đề xuất phương án giúp ban lãnh đạo ra quyết định.
Kế toán chi phí chịu trách nhiệm điều chỉnh, cân đối chi phí để các hoạt động của doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao nhất.
Kế toán kiểm toán sẽ thu thập dữ liệu và xác minh tính chính xác của những dữ liệu báo cáo, từ đó, phản ánh hạn chế, đề xuất giải pháp cải thiện cho doanh nghiệp.
Kế toán pháp y sẽ sử dụng nghiệp vụ kế toán để điều tra các dấu hiệu bất thường trong hoạt động thương mại, tài chính của doanh nghiệp
Kế toán xã hội tập trung thống kê, cập nhật và báo cáo tác động kinh tế xã hội của doanh nghiệp đến cộng đồng.
+ Còn nếu chia theo nhiệm vụ công việc thì ngành kế toán có đến 12 vị trí, mỗi vị trí đảm nhiệm công việc khác nhau phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của công ty như: Kế toán kho Kế toán dự án Kế toán thuế Kế toán giá thành,.... Tham khảo thêm tại: Các vị trí kế toán có trong doanh nghiệp
Dù ở vị trí hay mảng nghiệp vụ kế toán nào thì một nhân sự kế toán đều phải đảm nhận các nhóm nhiệm vụ sau:
3.1. Tổng hợp thông tin, ghi chép sổ sách
Thu thập thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính phát sinh mỗi ngày
Phát hành, tổng hợp, lưu trữ phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất / nhập kho, hóa đơn bán hàng…
Nhập số liệu vào phần mềm kế toán nội bộ, sổ kế toán…
3.2. Kiểm tra tính chuẩn xác của chứng từ kế toán
Nắm rõ quy định của Nhà nước và của doanh nghiệp trong việc phát hành chứng từ kế toán
Kiểm tra tính hợp lệ của những chứng từ kế toán nhận được
Liên hệ điều chỉnh, hủy bỏ, phát hành lại… những chứng từ không hợp lệ.
3.3. Lập báo cáo tài chính
Tổng hợp số liệu từ các bút toán phát sinh trong tháng
Lập báo cáo chi tiết theo từng mảng nghiệp vụ
Trình quản lý phê duyệt.
Những yếu tố tác động đến mức lương của kế toán gồm:
Năng lực của nhân sự thông qua số năm kinh nghiệm và chất lượng công việc
Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp
Chức vụ của nhân sự kế toán
Theo đó, mức lương được thống kê cho từng vị trí như sau:
Kế toán viên mới ra trường hoặc kinh nghiệm dưới 01 năm: 5 – 8 triệu đồng/ tháng
Kế toán viên kinh nghiệm 2 – 3 năm: 10 – 15 triệu đồng/ tháng
Kế toán tổng hợp kinh nghiệm trên 3 năm: 15 – 30 triệu đồng/ tháng
Kế toán trưởng kinh nghiệm trên 5 năm: 30 – 50 triệu đồng /tháng
Kế toán trưởng kiêm thành viên ban quản trị tài chính của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, mức lương có thể lên đến 80 – 100 triệu đồng/ tháng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Kỹ năng làm việc của nhân viên kế toán
Yêu cầu khi tuyển dụng kế toán là ứng viên phải tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kế toán. Hiện nay, hầu như mọi trường đại học, cao đẳng đào tạo về kinh tế đều có chuyên ngành tài chính kế toán, nên việc lựa chọn môi trường đào tạo rất thuận lợi.
Để bổ sung thêm lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển, các bạn ứng viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ kế toán thông qua những chứng chỉ uy tín sau:
Chứng chỉ kế toán trưởng là bằng chứng khẳng định năng lực đảm nhận các nhiệm vụ kế toán tổng hợp chuyên sâu của kế toán viên.
Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) là chứng chỉ xác nhận năng lực kế toán pháp y, quản lý rủi ro, và năng lực chuyên nghiệp của kế toán viên.
Chứng chỉ CFA (Certified Financial Analyst) là chứng chỉ xác nhận kiến thức và khả năng phân tích tài chính chuyên nghiệp
Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ xác nhận năng lực chuyên sâu về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp.
Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor) là chứng chỉ hành nghề dành cho các chuyên viên kiểm toán nội bộ do Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA cấp, chứng thực kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro và kiểm soát gian lận…
Chứng chỉ ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) xác thực kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản lý tài chính, báo cáo tài chính, thuế, kiểm toán, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và khả năng lãnh đạo. Chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) cấp.
Kế toán là ngành nghề đòi hỏi độ chuẩn xác cao trong từng nghiệp vụ, vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn giỏi, người làm kế toán còn cần trau dồi những kỹ năng sau:
6.1. Kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu
Đây được xem là kỹ năng quan trọng bậc nhất mà bất cứ nhân sự kế toán nào cũng phải nỗ lực nâng cao. Bởi lẽ, nhiệm vụ kế toán thường xuyên phải tiếp cận những con số, nếu không có khả năng tổng hợp số liệu chuẩn xác, đầy đủ thì kết quả phân tích sẽ sai lệch, gây ra nhiều hệ lụy trong các quyết sách hoạt động của tổ chức.
6.2. Kỹ năng giao tiếp linh hoạt
Nội dung công việc của kế toán có mối liên hệ mật thiết với tất cả các phòng ban chuyên môn trong doanh nghiệp, cũng như nhiều cơ quan, đối tác ngoài doanh nghiệp. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng tương tác, trao đổi hiệu quả, tạo thuận lợi cho quá trình làm việc.
6.3. Kỹ năng lập kế hoạch
Khối lượng công việc kế toán rất lớn, đan xen lẫn nhau, mà tất cả đều đỏi hỏi độ chuẩn xác cao vì vậy, áp lực làm việc rất lớn. Muốn quản lý công việc tốt, bản thân mỗi nhân sự kế toán phải tự mình sắp xếp các đầu việc đã được giao phó, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch theo tình hình thực tế để không xảy ra sai sót, trễ nải tiến độ.
6.4. Kỹ năng tin học thành thạo
Ngày nay, sự hỗ trợ từ các phần mềm kế toán chuyên dụng đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong ngành kế toán. Điều này đòi hỏi nhân sự kế toán phải chủ động trau dồi năng lực sử dụng tin học văn phòng thành thạo để tạo nền tảng vững chắc giúp tiếp thu hiệu quả các ứng dụng kế toán chuyên dụng mà doanh nghiệp sử dụng như Excel, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý hóa đơn điện tử,…
>>> Bạn có thể tham khảo: Kiểm toán và những thông tin ít người biết
6.5. Kỹ năng ngoại ngữ tốt
Doanh nghiệp giao thương với các đối tác nước ngoài thì việc trao đổi các nghiệp vụ kế toán hoặc thu thập dữ liệu kế toán bằng ngoại ngữ sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Ngành kế toán có lợi thế khi đối tượng làm việc chính là những con số, do đó, kỹ năng ngoại ngữ đọc, viết được chú trọng nhiều hơn nghe, nói.
6.6. Tính cách cẩn trọng, tỉ mỉ
Sai một con số sau dấu phẩy cũng có thể khiến kết quả báo cáo sai lệch, mất một tờ hóa đơn đỏ cũng khiến doanh nghiệp vừa bị phạt tiền, vừa phải giải trình nguyên nhân với cơ quan thuế. Đơn cử hai tình huống này đủ cho chúng ta thấy sự cẩn trọng, tỉ mỉ quan trọng như thế nào đối với ngành kế toán.
Chỉ cần tổ chức đang tham gia hoạt động thì dù là tổ chức xã hội hay tổ chức kinh tế, phòng ban kế toán sẽ luôn hiện hữu. Điều này cho thấy, phạm vi làm việc của nhân sự kế toán rất rộng, cơ hội việc làm rất cao, cho nên dù số lượng sinh viên ra trường hằng năm khá lớn nhưng tình trạng thất nghiệp ở ngành kế toán luôn nằm ở nhóm thấp nhất theo thống kê của thị trường lao động.
Dự đoán trong những năm tới, nhu cầu tuyển dụng kế toán vẫn ở mức cao nhưng tiêu chuẩn tuyển dụng sẽ có phần khắt khe hơn vì năng lực chuyên môn kế toán phải luôn song hành cùng công nghệ quản lý tài chính tiên tiến của thế giới. Do đó, các nghiệp vụ kế toán, các quy định luật kế toán Việt Nam sẽ có nhiều sửa đổi cho phù hợp xu hướng toàn cầu, đòi hỏi nhân sự kế toán phải thường xuyên trau dồi kiến thức nghiệp vụ và công nghệ hỗ trợ.
Ngành kế toán rất được xem trọng trong tổ chức, cơ hội phát triển lớn, thu nhập cao càng tạo sức hút ứng viên mạnh mẽ. Ms Uptalent tin chắc trong tương lai, đây vẫn là một ngành “hot” được nhiều doanh nghiệp săn tìm nhân sự. ------------------------------------ HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet
Comments