top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Ngành hàng không là gì? Ưu điểm - Hạn chế khi học ngành hàng không

Khi nhắc đến ngành hàng không, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những tiếp viên hàng không với vẻ ngoài chuyên nghiệp, được bay đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới và còn được nhận mức lương rất cao. Nhưng, đó có phải tất cả về ngành hàng không hay chưa?

Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu ngành hàng không là gì và tất tần tật thông tin về ngành hàng không qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về ngành này nhé!MỤC LỤC:1- Tìm hiểu về ngành hàng không2- TOP 8 vị trí phổ biến3- Học gì để làm việc trong ngành hàng không?4- Mức lương ngành hàng không5- Có nên học ngành hàng không?   5.1- Ưu điểm    5.2- Hạn chế   5.3- Tiềm năng phát triển6- Lời kết

1- Tìm hiểu về ngành hàng không 

1.1- Ngành hàng không là gì?

Ngành hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải sử dụng những kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại và những trang thiết bị tiên tiến nhất. Đây cũng là lĩnh vực có tính quốc tế cao, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về an toàn, an ninh và phải hoạt động theo một quy trình chặt chẽ được lên kế hoạch từ trước.

Điểm đặc biệt của ngành hàng không trên thế giới và cả ở Việt Nam là có rất nhiều nghề nghiệp, vị trí việc làm đa dạng. Vì vậy, những bạn theo đuổi ngành này sẽ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

1.2- Ngành hàng không tại Việt Nam, tiềm năng và cơ hội phát triển

Tại Việt Nam, ngành hàng không được coi là ngành dịch vụ mũi nhọn của nền kinh tế. Tần suất các chuyến bay ngày càng gia tăng. Vào những lúc cao điểm, số lượng máy bay cất và hạ cánh tại các cảng hàng không lớn vô cùng tấp nập.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 2 tỷ lượt hành khách trên các chuyến bay. Thu nhập kinh tế từ ngành hàng không khoảng 200 tỷ USD mỗi năm. Đây là những con số vô cùng ấn tượng mà ngành hàng không Việt Nam đã đạt được.

Trước sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành hàng không Việt Nam đang có nhu cầu mở rộng đường hàng không. Đường bay mở rộng, khả năng kết nối với các quốc gia khác lớn hơn tức là cơ hội việc làm cũng tăng cao.

Ngành hàng không Việt Nam hiện có hơn 20 cảng hàng không phân bố tại cả ba miền đất nước nên có thể đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách.

Những việc làm hấp dẫn

Hồ Chí Minh

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Bán hàng (Khác)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Bán hàng (Khác)

Hải Phòng Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu

Hồ Chí Minh Bán hàng Đồ Gia dụng, Kinh doanh / Bán hàng

Hiện tại, có khá nhiều hãng hàng không nổi tiếng đang hoạt động tại Việt Nam, như là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air,... Cùng với đó là những công ty có tiếng trong ngành hàng không như công ty SFC, công ty VASCO và các hãng hàng không sắp sửa ra mắt khác.

Nguyên nhân khiến ngành hàng không Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm là vì ngành này hiện đang phát triển rất mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng cũng liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, sự ra mắt của nhiều hãng hàng không mới cũng khiến cơ hội việc làm trong ngành tăng lên đáng kể, nhất là vị trí tiếp viên hàng không.

2- TOP 8 vị trí phổ biến ngành hàng không 

Theo học ngành hàng không, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận cơ hội nghề nghiệp vô cùng đa dạng. Sau đây là một số nghề nghiệp phổ biến trong ngành này:

2.1- Phi công

Phi công là người làm công việc lái máy bay. Bạn cần có bằng lái máy bay nếu muốn đảm nhận công việc này. 

Để lấy được bằng lái máy bay chính thức, bạn phải vượt qua kỳ kiểm tra đầu vào vô cùng khắt khe với các bài kiểm tra về sức khỏe, kiến thức, ngoại ngữ. Đồng thời, bạn còn phải trải qua hàng trăm giờ bay thử.

Với một phi công, sức khoẻ và thị lực tốt là yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng. Bên cạnh đó, bạn còn phải có khả năng giao tiếp tốt, biết tổ chức, lên kế hoạch, thành thạo kỹ năng định hướng, có thể tập trung cao độ trong thời gian dài và luôn bình tĩnh, có trách nhiệm trong công việc.

2.2- Huấn luyện bay

Huấn luyện bay là vị trí đảm nhận công việc dạy lái máy bay dân dụng.

Để trở thành một huấn luyện bay, bạn cần nắm vững cả lý thuyết lẫn thực hành về điều khiển máy bay và phải hiểu rõ các quy tắc, quy định của ngành hàng không.

Thông thường, huấn luyện bay là người rất giàu kinh nghiệm. Họ cũng là người cẩn thận, chu đáo, có trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ người khác và có khả năng tự chủ tốt.

2.3- Nhân viên kiểm soát không lưu

Nhân viên kiểm soát không lưu là người chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ dẫn hướng đi cho máy bay trong phạm vi đường băng. Nhiệm vụ của họ là phải đảm bảo không để xảy ra va chạm và nhanh chóng hỗ trợ việc tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra sự cố.

2.4- Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không là người làm công việc phục vụ hành khách và thành viên phi hành đoàn trên các chuyến bay dân dụng.

Công việc chính của vị trí này thường bao gồm các việc như kiểm tra vé, hành lý, xếp chỗ, hướng dẫn lối đi cho hành khách, phục vụ nhu cầu ăn uống, hỗ trợ những hành khách yếu mệt,…

Công việc của tiếp viên hàng không khá căng thẳng, vất vả. Họ thường làm việc theo ca và thời gian làm việc sẽ phụ thuộc vào lịch trình bay.

2.5- Nhân viên cân bằng trọng tải

Nhân viên cân bằng trọng tải có nhiệm vụ tính toán trọng tải thực tế của hành khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện cho mỗi chuyến bay. Họ cũng cần lên kế hoạch, sơ đồ sắp xếp hàng hoá và tính toán lượng nhiên liệu cần thiết.

2.6- Thủ tục viên

Công việc chính của thủ tục viên là làm thủ tục đăng ký, ký gửi hành lý cho khách và kiểm tra hành khách lên máy bay.

2.7- Kỹ sư bảo dưỡng máy bay

Kỹ sư bảo dưỡng máy bay có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của máy bay nhằm đảm bảo máy bay luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

2.8- Thợ máy

Thợ máy là những nhân sự chính trong bộ phận bảo dưỡng máy bay. Vị trí này cần có trình độ kỹ sư hoặc công nhân kỹ thuật.

Nhiệm vụ của thợ máy là kiểm tra, theo dõi động cơ máy bay nhằm kịp thời phát hiện các hư hỏng, trục trặc kỹ thuật và nhanh chóng sửa chữa.

Ngoài những nghề nghiệp kể trên thì ngành hàng không còn có nhiều vị trí khác nữa, như là:

- Nhân viên hỗ trợ khách hàng.

- Nhân viên vận chuyển hành lý.

- Nhân viên cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại của khách hàng.

- Nhân viên tìm kiếm hành lý thất lạc.

- Nhân viên điều động. 

- Nhân viên bán vé máy bay. 

- Nhân viên tiếp nhận, kiểm tra, đóng gói và phân loại hàng hóa.

- Nhân viên bảo vệ cảng hàng không.

- Nhân viên cứu hộ.

3- Học gì để làm việc trong ngành hàng không? 

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page