Chắc rằng bạn đã từng nghe qua chức danh Trưởng phòng truyền thông. Vậy Trưởng phòng truyền thông là gì? Mô tả công việc của một Trưởng phòng truyền thông như thế nào? Bạn sẽ tìm thấy những thông tin vô cùng hữu ích về vị trí này trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây của HRchannels.
Trưởng phòng truyền thông là gì?
Trưởng phòng truyền thông là người đứng đầu phòng truyền thông của doanh nghiệp. Họ thực hiện các hoạt động trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong việc tạo dựng và duy trì hình ảnh trước công chúng của doanh nghiệp. Họ cũng quản lý một mạng lưới công nghệ mạnh mẽ, giúp nâng cao nhận thức và phát triển hình ảnh doanh nghiệp cách xuất sắc.
Mô tả công việc của một Trưởng phòng truyền thông
Trưởng phòng truyền thông thường đảm nhận các công việc chính sau đây:
2.1. Phát triển kế hoạch, chiến lược truyền thông
Trưởng phòng truyền thông tiến hành phân tích thị trường, xác định và phân tích các thông tin liên quan. Sau khi đã có đủ thông tin, tiến hành xác định mục tiêu truyền thông tổng thể. Mục tiêu cần thể hiện được điều doanh nghiệp muốn đạt được. Đồng thời xác định đối tượng truyền thông chính, kênh truyền thông phù với đối tượng đó, thiết lập thời gian thực hiện các bước trong kế hoạch. Cuối cùng là tiến hành đánh giá kết quả đạt được.
2.2. Phát triển mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông
Giới truyền thông là một kênh thông tin hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mục tiêu, nhưng đó cũng là một con dao hai lưỡi. Nếu bạn xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, thì khi có biến cố, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát được thông tin, các thông tin tốt đẹp cũng được lan tỏa rộng hơn, nhanh hơn. Để phát triển mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông, các Trưởng phòng truyền thông cần phải có chiến lược rõ ràng và đầu tư xứng đáng mới có thể khiến công việc được suôn sẻ. >>> Xem thêm: Tuyển tập câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng truyền thông phổ biến nhất
2.3. Xây dựng, quản lý nội dung truyền thông
Nội dung truyền thông không chỉ là những con chữ được thể hiện trong các bài viết, bài phát biểu. Mà nó là chiến lược tiếp cận thông điệp theo nhiều hướng khác nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh hay là đạt được mục tiêu tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Khi xây dựng nội dung truyền thông, Trưởng phòng truyền thông cần chú trọng đến giá trị cốt lõi của thương hiệu, chú trọng đến điểm khác biệt của thương hiệu, để xây dựng cá tính riêng cho thương hiệu. Ngoài ra còn phải để ý đến các yếu tố về tâm lý tiêu dùng, tiếp thị, tính thẩm mỹ, nghệ thuật, sự hài hước…nhằm thu hút sự chú ý của đối tượng truyền thông.
2.4. Nghiên cứu xu thế ngành để đưa ra chiến lược truyền thông phù hợp
Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội khiến thói quen người tiêu dùng thay đổi, các nền tảng công nghệ ra đời và phát triển nhiều hơn các loại hình khác khiến mọi thứ thay đổi. Sự thay đổi như vũ bão đó đòi hỏi người làm truyền thông cần nhanh chóng đón đầu được xu thế phát triển. Đảm bảo có thể tạo ra những chiến lược truyền thông hiệu quả, phù hợp và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để tận dụng tối đa các nền tảng công nghệ hiện đại.
2.5. Điều hành, quản lý công việc của bộ phận truyền thông
Những việc làm hấp dẫn Marketing Executive (Food) Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Quảng cáo/Khuyến mãi/PR CHUYÊN VIÊN BRAND MARKETING TP.HCM Quảng cáo/Khuyến mãi/PR Content Marketing (E-commerce) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Thương Mại Điện Tử Brand Marketing Manager (Pet Products) Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quản lý điều hành , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR Marketing Staff (Poultry) Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR
Công việc truyền thông muốn thành công đòi hỏi công sức của một tập thể, chứ không thể chỉ bằng sức lực của một cá nhân mà có được thành công. Trong vai trò người đứng đầu bộ phận, Trưởng phòng truyền thông cần có biện pháp điều hành, quản lý hiệu quả công việc trong bộ phận truyền thông. Đảm bảo phân công công việc hiệu quả dựa trên năng lực mỗi cá nhân. Giao tiếp cởi mở, tôn trọng và trung thực hướng tới mục tiêu đạt được thành công cho các chiến dịch truyền thông. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của bộ phận. Tạo môi trường làm việc gắn kết, chuyên nghiệp giữa các thành viên trong bộ phận. >>> Bạn đọc nên xem: Brand Manager là gì? Tất tần tật về Brand Manager?
Comments