I. Mô tả công việc Trade Marketing bao gồm những gì
1. Tổ chức triển lãm thương mại
Nhân sự ngành Trade Marketing sẽ thực hiện các sự kiện triển lãm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua đó cung cấp các sản phẩm của doanh nghiệp tới thị trường tiêu thụ và các khách hàng tiềm năng. Đây được xem là hình thức khá lý tưởng và thường xuyên để duy trì và thu hút khách hàng. Thông qua đó, thương hiệu doanh nghiệp cũng được phổ biến rộng rãi, các sản phẩm mới được đón nhận dễ dàng hơn.
2. Thực hiện Trade Marketing thông qua trưng bày sản phẩm
Công việc Trade Marketing được thực hiện thông qua việc trưng bày các sản phẩm tiêu dùng. Đó là các khu vực quầy hàng, quầy trưng bày,... với các sản phẩm mới được bày tạo các khu vực khách hàng dễ thấy. Chiến lược trade marketing đòi hỏi việc trưng bày các sản phẩm tại những vị trí dễ tiếp xúc với khách hàng, tăng cường tiếp thị và thu hút người mua.
3. Tổ chức các chương trình khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi, giảm giá được xem là vũ khí quan trọng nhất đánh trúng tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Hầu hết các khách hàng đều thích những sản phẩm khuyến mãi. Các chương trình ưu đãi tỏ rõ những ưu thế tuyệt vời trong việc kích thích khách hàng tiêu dùng sản phẩm.
Các chương trình khuyến mãi, giảm giá cần được nghiên cứu và lên kế hoạch kỹ lưỡng. Các nhân sự ngành Trade Marketing cần lựa chọn thời điểm cũng như các chương trình khuyến mãi phù hợp. Đó có thể là thời điểm khai trương, lễ tết, sinh nhật doanh nghiệp,... Tuy nhiên, cần tránh tình trạng lạm dụng khuyến mãi một cách thường xuyên. Điều này dễ khiến thương hiệu doanh nghiệp bị đánh giá thấp trên thị trường.
4. Xây dựng các mối quan hệ
Công việc Trade Marketing là xây dựng các mối quan hệ win-win, các bên cùng có lợi. Trong đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp- nhà phân phối được hết sức chú trọng. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà phân phối. Các nhân sự ngành Trade Marketing cần xây dựng mối quan hệ với các đại lý phân phối, kích thích họ bán các sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược kích thích các đại lý phân phối thông qua việc tăng cường phần trăm hoa hồng cho các đại lý. Bên cạnh đó, các chính sách như hỗ trợ vận chuyển, giảm giá hàng hóa hay hỗ trợ đào tạo nhân sự cấp cao,...để xây dựng chiến lược đôi bên cùng có lợi… Một doanh nghiệp có chiến lược Trade Marketing hiệu quả sẽ xây dựng được những mối quan hệ vững chắc, tốt đẹp với các đơn vị phân phối.
5. Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng
Khi các doanh nghiệp và đơn vị phân phối càng thấu hiểu khách hàng và người tiêu dùng thì càng có cơ hội bán sản phẩm và dịch vụ cao bất nhiêu. Công tác nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, thói quen, cách mua hàng,... cần được nhân sự ngành Trade Marketing tiến hành thường xuyên. Bộ phận Trade Marketing cần là những người đi đầu trong việc cập nhật các xu hướng tiêu dùng của khách hàng, phát triển đội ngũ nhân sự nắm chắc thị hiếu của người tiêu dùng.
6. Xây dựng thương hiệu
Thương hiệu doanh nghiệp chính là yếu tố tiên quyết để khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm. Cùng dòng sản phẩm như nhau, các sản phẩm đắt tiền hơn có thể sẽ được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Điều này xuất phát từ chính thương hiệu doanh nghiệp.
Thương hiệu tuy không mang lại giá trị kinh tế nhanh chóng nhưng chúng có tác động rất lớn tới hành vi tiêu dùng của khách hàng. Chiến lược trade marketing cần đánh vào xu hướng mua hàng hiện nay là lựa chọn những đơn vị chất lượng, đảm bảo uy tín hoặc thậm chí lựa chọn sản phẩm bởi thương hiệu này lâu đời hơn các thương hiệu khác.
Do đó, Công việc Trade Marketing là cần chú trọng xay dựng thương hiệu doanh nghiệp. Khi đã xây dựng được thương hiệu vững mạnh thì các đối tác tiềm năng và khách hàng sẽ nhanh chóng tìm tới doanh nghiệp.
Kommentare