Lean được đánh giá là phương pháp quản lý sản xuất vừa đơn giản vừa hiệu quả cao. Vậy Lean là gì? Làm sao xây dựng Lean hiệu quả? Bạn đọc hãy tìm câu trả lời cho mình qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Mô hình Lean là gì? 2- Vai trò, lợi ích của mô hình Lean là gì? 3- Ứng dụng Lean ở đâu? 4- Xây dựng mô hình Lean hiệu quả 5- Ví dụ điển hình các doanh nghiệp ứng dụng mô hình Lean thành công >>> Xem thêm: Việc làm Sản xuất
1- Mô hình Lean là gì?
Mô hình Lean được định nghĩa là một tổ hợp bao gồm các phương pháp, cách thức được áp dụng trong hệ thống quản lý nhằm loại bỏ những lãng phí, những điểm bất hợp lý của quy trình sản xuất.
Bản chất của Lean là quản trị theo triết lý tinh gọn. Ban đầu nó chỉ được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nhưng sau đó dần lan rộng sang các ngành nghề khác.
Mô hình Lean được phát triển dựa trên ý tưởng tăng năng suất và giảm lãng phí trong hoạt động sản xuất. Theo đó, nếu doanh nghiệp có thể giảm thiểu những lãng phí không cần thiết thì doanh số bán hàng và lợi nhuận sẽ gia tăng.
Việc loại bỏ chi phí được đánh giá cao về sự hiệu quả bởi nó có thể giúp doanh nghiệp sản xuất ở mức chi phí thấp hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với đối thủ.
2- Vai trò, lợi ích của mô hình Lean là gì?
Mô hình Lean được các doanh nghiệp áp dụng bởi những lợi ích mà nó có thể mang tới. Chẳng hạn như:
2.1- Nâng cao khả năng ứng phó, làm giảm sức ép lên nguồn đầu vào
Nếu doanh nghiệp thu được kết quả sản xuất tối ưu thì khả năng giao hàng đúng thời hạn sẽ càng cao. Bên cạnh đó, hiệu quả từ việc cải thiện thời gian sản xuất có thể giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu sản lượng theo như nguồn lực sẵn có.
Tất cả những yếu tố trên đây sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty và đảm bảo khả năng ứng phó trước những biến động thị trường.
2.2- Cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Những việc làm hấp dẫn Sales Account Manager (Advertising) Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Dịch vụ khách hàng , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Bán hàng (Khác) QA Manager (Garment, Working in Laos) Viêng Chăn Dệt may/ Sợi/ Giầy da, QA/QC Commercial Manager (Garment) Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Bán hàng (May mặc/Phụ kiện) Export Sales Director (Food) Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Xuất nhập khẩu HR Manager (Manufacturing) Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất
Hiểu rõ Lean là gì và áp dụng vào doanh nghiệp có thể góp phần giảm thiểu các lãng phí, phế phẩm từ quá trình sản xuất và đảm bảo sử dụng nguồn lực đầu vào hiệu quả hơn.
Việc ứng dụng Lean cũng giúp cắt giảm những thao tác thừa thãi trong quá trình làm việc. Những nhân viên tham gia sản xuất sẽ biết rõ phải làm những gì. Từ đó, năng suất làm việc của nhân viên sẽ gia tăng.
2.3- Rút ngắn thời gian sản xuất
Việc áp dụng mô hình Lean có thể giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình sản xuất, cắt giảm các hoạt động không tạo ra giá trị. Từ đó, doanh nghiệp có thể loại bỏ khoảng thời gian chờ và tiết kiệm tối đa thời gian sản xuất.
2.4- Giảm thiểu lãng phí do tồn kho quá mức
Với những quy trình sản xuất tồn tại bán thành phẩm giữa công đoạn thì Lean chính là giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế thời gian thành phẩm dở dang. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian tạo ra thành phẩm và hạn chế được những lãng phí do tồn kho quá mức.
2.5- Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị
Điểm chung của các loại máy móc, thiết bị là đều bị hao mòn theo thời gian. Bằng cách áp dụng Lean mà doanh nghiệp có thể vận hành máy móc ở công suất tối đa và cắt giảm chi phí hao mòn.
Nếu khoản chi phí trên giảm đi mà doanh thu không thay đổi thì lợi nhuận sẽ gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp lựa chọn Lean có thể đạt được những thành công lớn trong kinh doanh.
3- Ứng dụng Lean ở đâu?
Khi tìm hiểu Lean là gì bạn sẽ thấy bản chất thực sự của mô hình này là hướng đến việc loại bỏ các lãng phí không cần thiết và tạo ra các giá trị tăng thêm cho khách hàng. Bởi vậy, ngày nay Lean được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ trong lĩnh vực sản xuất.
Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của Lean:
3.1- Lean sản xuất (Lean Manufacturing)
Lean sản xuất hay còn gọi là sản xuất tinh gọn hiện được sử dụng rất phổ biến trên khắp thế giới nhằm loại bỏ sự lãng phí và những điểm bất hợp lý của quá trình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp đạt được mức chi phí sản xuất thấp hơn và nâng cao tính cạnh tranh so với công ty đối thủ.
Ngoài ra, Lean Manufacturing còn có thể giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng phó trước những biến động thị trường và yêu cầu ngày càng khắt khe từ khách hàng.
3.2- Lean Logistics
Lean Logistics là phương pháp nhằm tối ưu hóa và quản lý hiệu quả các hoạt động vận chuyển, lưu kho và cung cấp sản phẩm tới tay khách hàng.
Bằng cách vận dụng Lean Logistics mà doanh nghiệp có thể cung ứng sản phẩm cho khách hàng nhanh hơn, đảm bảo hàng hóa luôn trong tình trạng tốt khi tới tay khách hàng và giảm thiểu những chi phí không cần thiết.
Bên cạnh đó, Lean Logistics còn giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất các quy trình trong chuỗi cung ứng và đảm bảo khả năng đáp ứng linh hoạt các biến đổi về nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng Lean Logistics hiệu quả khi đảm bảo sự cộng tác chặt chẽ giữa các bộ phận, các khâu trong toàn chuỗi cung ứng.
3.3- Lean Thinking
Lean Thinking được hiểu là tư duy tinh gọn. Đây là mô hình tập trung vào việc loại bỏ những lãng phí và những gì không hiệu quả.
Trong mô hình Lean Thinking, tồn kho là nguyên nhân gây ra mọi rắc rối. Tình trạng tồn kho quá lớn có thể cản trở khả năng phát triển của doanh nghiệp và che phủ đi những vấn đề thực sự đang tồn tại.
Nếu có thể làm giảm tồn kho, doanh nghiệp sẽ làm rõ được các vấn đề đang gây cản trở và có biện pháp giải quyết phù hợp.
Về cơ bản, Lean Thinking yêu cầu doanh nghiệp phải liên tục xác định và loại bỏ những lãng phí theo quy tắc bảy số không:
- Không khiếm khuyết.
- Không nhiều khối lượng lô quá mức.
- Không thiết lập.
- Không hỏng hóc.
- Không vận chuyển quá mức.
- Không thời gian chết.
- Không dao động.
>>> Bạn có thể quan tâm: Ưu nhược điểm 05 mô hình vận hành chuỗi cung ứng
3.4- Lean Enterprise
Lean Enterprise được hiểu là mô hình doanh nghiệp tinh gọn. Trong mô hình này, tất cả những bộ phận không trực tiếp tạo ra giá trị cho sản phẩm sau cùng đều được xem là lãng phí.
Theo đó, mô hình Lean Enterprise chủ yếu tập trung vào việc tạo ra giá trị và loại bỏ những lãng phí nguồn lực cho các hoạt động, quy trình không cần thiết.
Cơ chế hoạt động của Lean Enterprise sẽ bắt đầu bằng việc xem xét chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo quan điểm của người tiêu dùng nhằm xác định giá trị của chúng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ kiểm tra toàn bộ quy trình để cắt giảm những hoạt động không mang lại giá trị.
コメント