top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Kỹ sư kiểm thử phần mềm là gì? Định hướng nghề Tester

Bên cạnh vị trí lập trình viên thì Kỹ sư kiểm thử cũng là vai trò rất được coi trọng trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Người phụ trách công việc này có nhiệm vụ tìm ra những lỗi sai trên phần mềm và đảm bảo các phần mềm, ứng dụng luôn đảm bảo yêu cầu chất lượng trước khi được phát hành.

Nếu bạn còn chưa hiểu rõ Kỹ sư kiểm thử phần mềm là gì thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Ms Uptalent nhé. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ thêm nhiều thông tin hữu ích. MỤC LỤC: 1- Kỹ sư kiểm thử là ai? 2- Mô tả công việc 3- Học gì ra làm Tester 4- Yêu cầu đối với Kỹ sư kiểm thử 5- Mức lương Kỹ sư kiểm thử là bao nhiêu? 6- Việc làm Kỹ sư kiểm thử

>>> Xem thêm: Việc làm IT tại HRchannels

1- Kỹ sư kiểm thử - Tester là ai?

Kỹ sư kiểm thử (Tester) là người làm công việc kiểm tra, rà soát các lỗi trên phần mềm trước khi phát hành. Người đảm nhận vai trò này cần đảm bảo phần mềm không có bất cứ sai sót nào hoặc gặp bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến chất lượng.

Trong các doanh nghiệp phát triển phần mềm thì Kỹ sư kiểm thử giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bất kỳ một phần mềm, ứng dụng công nghệ nào cũng phải trải qua giai đoạn kiểm thử vì những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, tiết kiệm chi phí: Các phần mềm có thể gặp lỗi về thiết kế hoặc do hệ thống quá phức tạp. Khi đó, việc phát hiện lỗi từ sớm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản tiền lớn cho việc sửa chữa.

- Thứ hai, bảo mật thông tin người dùng: Hacker có thể lợi dụng các lỗ hổng trên phần mềm để đánh cắp thông tin người dùng. Tuy nhiên, bằng cách kiểm thử, doanh nghiệp có thể loại bỏ những nguy cơ này và giữ cho sản phẩm không bị hacker kiểm soát.

- Thứ ba, đảm bảo chất lượng phần mềm: Kiểm thử phần mềm giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng các phần mềm luôn ổn định. Từ đó họ có thể tạo dựng niềm tin với khách hàng và xây dựng danh tiếng trên thị trường.

Những việc làm hấp dẫn

- Thứ tư, làm hài lòng khách hàng: Các Tester sẽ đứng trên lập trường của khách hàng để kiểm tra sản phẩm. Điều này đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng với sản phẩm họ nhận được. Việc khiến khách hàng hài lòng luôn rất khó nhưng nếu làm được sẽ giúp doanh thu gia tăng nhanh chóng.

- Thứ năm, dễ dàng thêm các tính năng mới: Một khi các mã đã cũ và liên kết chặt chẽ với nhau sẽ rất khó để thay đổi. Tuy nhiên, các nhà phát triển phần mềm lại có thể thêm các tính năng mới vào phần mềm một cách dễ dàng khi thực hiện quá trình kiểm thử.

- Thứ sáu, dễ dàng đánh giá hiệu suất phần mềm: Các phần mềm có hiệu suất hoạt động kém sẽ làm giảm niềm tin của khách hàng. Bằng cách kiểm thử, bạn có thể xác định chính xác hiệu suất phần mềm và có giải pháp cải thiện kịp thời.

- Thứ bảy, nâng cao hiệu quả phát triển phần mềm: Việc phát hiện sớm các lỗi hay vấn đề tồn tại trên phần mềm sẽ giúp nhà phát triển nhanh chóng chỉnh sửa để tạo ra những sản phấm chất lượng nhất.

2- Mô tả công việc của Tester

Công việc của Kỹ sư kiểm thử có thể liên quan đến QA, QC, Manual Test hay Automation Test. Điều này sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, sản phẩm của từng công ty.

Vậy mô tả công việc của một Tester là gì?

Nhìn chung, Kỹ sư kiểm thử sẽ phải thực hiện những công việc chính sau đây:

- Tiếp nhận, nghiên cứu, phân tích các yêu cầu kỹ thuật: Tester sẽ phối hợp cùng lập trình viên để tìm hiểu, phân tích nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm ra phương án phát triển phù hợp. Họ cũng phải thẩm định kỹ các tài liệu liên quan để xây dựng bản mô tả sản phẩm và đảm bảo chất lượng phần mềm. - Lên kế hoạch kiểm thử, thiết kế testcase: Kỹ sư kiểm thử không làm việc một cách tuỳ hứng. Trên thực tế, họ sẽ phải làm việc theo kế hoạch cụ thể và test theo một danh sách được thiết lập sẵn. Điều này nhằm hạn chế việc test lan man, không đúng trọng tâm khiến khả năng phát hiện lỗi thấp mà lại hao tốn nhiều thời gian.

- Kiểm tra, đánh giá nhằm tìm ra các lỗi trên phần mềm: Công việc quan trọng nhất của Kỹ sư kiểm thử là kiểm tra phần mềm và tìm ra các lỗi đang tồn tại. Khi thực hiện việc kiểm thử, Tester sẽ phải làm việc dựa trên testcase đã thiết lập sẵn. Những lỗi được phát hiện khi test phải được ưu tiên xử lý. Để phát hiện các lỗi khác họ sẽ phải làm các thử nghiệm thăm dò (Exploratory testing).

- Giảm thiểu khả năng phát sinh lỗi của phần mềm: Sau khi phát hiện lỗi trên phần mềm, Tester sẽ phải phối hợp với lập trình viên để giải quyết lỗi và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để phòng ngừa các lỗi có thể phát sinh.

- Lập báo cáo kiểm thử: Hoạt động kiểm thử cần được lập báo cáo rõ ràng và gửi đến các bộ phận liên quan.

- Công việc khác: Ngoài những việc kể trên, Kỹ sư kiểm thử còn phải làm việc với khách hàng, tìm hiểu yêu cầu của họ, xây dựng kịch bản, danh mục kiểm thử, hỗ trợ nhân viên phát triển phần mềm,…

3- Học gì ra làm Tester?

Khi nghe đến nghề Tester nhiều người sẽ nghĩ phải theo học ngành công nghệ thông tin. Điều này có đúng hay không? Ngành bạn nên học để làm Tester là gì?

Thực tế cho thấy, bạn không nhất định phải theo học ngành công nghệ thông tin để làm công việc kiểm thử phần mềm. Hơn nữa, có rất nhiều kiến thức về kiểm thử bạn không được đào tại khi theo học tại các Trường Đại học.

Nói cách khác, để trở thành một Tester, bạn có thể chọn theo học ngành công nghệ thông tin hoặc bất cứ ngành nghề nào khác. Điều quan trọng ở đây là bạn phải có đam mê với nghề kiểm thử, chịu khó học hỏi các kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết.

Một khi đã quyết định theo nghề Tester, bạn nên tìm học các khóa chuyên đào tạo về kiểm thử. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng có được cơ hội việc làm tốt hơn, tự tin hơn trong công việc và làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

Dưới đây là những kiến thức bạn cần nắm vững để làm Tester:

+ Thành thạo máy tính, tin học văn phòng.

+ Am hiểu kiến thức về lập trình.

+ Nắm vững khái niệm test.

+ Hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm thử.

+ Hiểu biết về chu trình phát triển phần mềm, vòng đời kiểm thử.

+ Kiến thức về đảm bảo, kiểm tra chất lượng phần mềm (QA, QC).

+ Hiểu biết về xác thực quá trình kiểm tra.

+ Hiểu rõ các cấp độ trong kiểm thử phần mềm và các loại kiểm tra trong hoạt động kiểm thử.

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page