Nhiệm vụ quản lý hệ thống công nghệ thông tin và tất cả các khía cạnh liên quan là công việc chính của một kỹ sư hệ thống. Tuy nhiên, công việc của vị trí này sẽ có những khác biệt nhất định tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về công việc, kỹ năng, mức lương và những yêu cầu đối với kỹ sư hệ thống, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Ms Uptalent. Chắc chắn sau bài viết bạn sẽ có được nhiều thông tin hữu ích. MỤC LỤC: 1- Kỹ sư hệ thống là gì? 2- Công việc của kỹ sư hệ thống 3- Kỹ năng cần có ở kỹ sư hệ thống 4- Mức lương kỹ sư hệ thống là bao nhiêu 5- Yêu cầu đối với vị trí kỹ sư hệ thống Xem thêm >>>> Tìm Việc làm sản xuất tại HRchannels
1.1- Khái niệm kỹ sư hệ thống
Kỹ sư hệ thống hay còn được biết đến với tên gọi System Engineer là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch triển khai các hệ thống mới, xử lý lỗi phần mềm và nâng cao hiệu suất của toàn bộ hệ thống.
Ngày nay, System Engineer đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. Vai trò của họ được thể hiện từ việc xác định yêu cầu của khách hàng và các yếu tố liên quan để bắt đầu việc thiết kế, vận hành hoặc nâng cấp các sản phẩm. Tiếp theo, kỹ sư hệ thống sẽ phối hợp cùng quản lý dự án và đội ngũ kỹ sư để đưa ra các thử nghiệm, đánh giá nhằm phát triển các thiết kế và tiến hành thực hiện chúng.
Có thể nói, kỹ sư hệ thống như là đầu mối liên kết giữa các bên tham gia vào quá trình hoàn thiện hệ thống. Họ sẽ phải làm việc theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo các nhóm tham gia vào dự án có thể phối hợp dễ dàng với nhau và giúp cho mọi việc được đơn giản hoá.
Thông thường, công việc của System Engineer sẽ được chia thành các khía cạnh chính sau:
- Thứ nhất, quản lý thiết bị văn phòng.
- Thứ hai, quản lý cơ sở hạ tầng, đảm bảo hệ thống máy chủ và network của công ty luôn hoạt động ổn định.
- Thứ ba, quản lý hệ thống phục vụ end-user (người dùng cuối).
1.2- Các vị trí công việc kỹ sư hệ thống phổ biến
Những việc làm hấp dẫn
Kỹ Sư Cơ Khí (Thiết Kế & Lập Trình)
Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất
KỸ SƯ GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH
Hà nội Kiến trúc/ Thiết Kế
Kỹ Sư Thiết Kế (Tiếng Nhật)
TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất
Kỹ sư Thiết kế Cơ Khí
TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Cơ khí/ Máy móc, Kiến trúc/ Thiết Kế
Presure Piping Engineering supervisor - Giám sát thiết kế đường ống áp lực
Bình Dương Dầu khí/Khoáng sản , Kỹ thuật ứng dụng
Kỹ sư hệ thống có thể đảm nhận nhiều vị trí, vai trò công việc khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng công việc mà họ sẽ đảm nhận những vai trò, nhiệm vụ cụ thể và có tên gọi riêng. Dưới đây là một số vị trí công việc kỹ sư hệ thống phổ biến bạn nên biết:
+ Kỹ sư hệ thống mạng: là người làm việc trực tiếp trên hệ thống máy tính của công ty. Họ sẽ sử dụng các kiến thức công nghệ thông tin để thiết lập các mạng lưới hệ thống nhằm liên kết người sử dụng, chẳng hạn như mạng Lans, Wans, hệ thống Intranet, Extranet. Công việc chính của họ sẽ bao gồm việc thiết kế, triển khai, hỗ trợ, duy trì và nâng cấp, phát triển các hệ thống mạng trong doanh nghiệp, tổ chức.
+ Kỹ sư hệ thống điện: có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm và giám sát việc sản xuất, lắp đặt các thiết bị, linh kiện trong hệ thống điện. Vị trí này có thể làm việc với nhiều hệ thống điện khác nhau, như là điện tòa nhà, điện công nghiệp, điện gió,… Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống điện mà công việc của người kỹ sư sẽ có những thay đổi nhất định.
+ Kỹ sư hệ thống thông tin: chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế và phát triển các giải pháp cho hệ thống thông tin của các doanh nghiệp, tổ chức. Kỹ sư hệ thống thông tin sẽ phải đảm bảo toàn bộ cơ sở dữ liệu thông tin luôn hoạt động ổn định, bảo mật để không gây ra các thiệt hại về tài chính, uy tín cho doanh nghiệp.
Tại các doanh nghiệp lớn, có thể có nhiều kỹ sư hệ thống cùng làm việc với nhau. Khi đó, mỗi người sẽ phụ trách một mảng công việc cụ thể. Còn tại những công ty nhỏ hơn, kỹ sư hệ thống sẽ phải thực hiện tất cả mọi việc, từ quản lý mạng LAN, WAN cho đến quản trị hệ thống người dùng cuối và các công việc khác.
Dưới đây là một số nhiệm vụ cơ bản mà kỹ sư hệ thống sẽ phải thực hiện. Những nhiệm vụ này sẽ có sự thay đổi nhất định tuỳ theo từng công ty bạn làm việc.
- Quản lý, giám sát toàn bộ các hệ thống đã được lắp đặt nhằm đảm bảo chúng luôn hoạt động ổn định.
- Lắp đặt, thiết lập cấu hình, kiểm tra và duy trì hệ điều hành, phần mềm ứng dụng cũng như các công cụ quản lý hệ thống khác.
- Đảm bảo toàn bộ các hệ thống và cơ sở hạ tầng có tính khả dụng cao nhất.
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra hiệu suất các ứng dụng nhằm phát hiện kịp thời các sự cố, nhanh chóng tìm ra giải pháp và phối hợp với các kỹ sư hệ thống khác để giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Thiết lập và thực hiện các chiến lược sao lưu, bảo mật, dự phòng các rủi ro bị đánh cắp, mất mát dữ liệu trên hệ thống mạng, hệ thống máy tính.
- Viết và duy trì các tập lệnh hệ thống để có thể nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cũng như tiết kiệm tối đa thời gian con người phải can thiệp trong tất cả các tác vụ.
- Tham gia quá trình thiết kế hệ thống thông tin và hỗ trợ quá trình vận hành hệ thống.
- Viết các hướng dẫn, thuật toán cần thiết nhằm giúp hệ thống máy tính làm việc hiệu quả hơn.
- Cài đặt và cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành, ứng dụng.
- Vận dụng khéo léo các kiến thức về hệ thống máy tính và cấu trúc phần mềm vào quá trình làm việc thực tế.
- Phát triển các loại phần mềm ứng dụng khác nhau, như là trò chơi trên máy tính, ứng dụng quản lý doanh nghiệp, hệ điều hành, phần mềm trung gian,…
- Phối hợp với các kỹ sư, nhân viên công nghệ thông tin khác và nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Phản hồi các thắc mắc về kỹ thuật, hỗ trợ người dùng và trình bày các giải pháp cho khách hàng. Tham khảo >>>> Sản xuất là gì? Kiến thức về nguồn nhân lực ngành sản xuất
Một kỹ sư hệ thống giỏi cần thành thục các kỹ năng quan trọng sau đây:
3.1- Kỹ năng chuyên môn
Công việc của System Engineer có tính đặc thù cao và đòi hỏi người thực hiện phải có các kiến thức chuyên môn nhất định. Cụ thể, bạn cần am hiểu sâu rộng các kiến thức về hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng phần mềm, hệ thống bảo mật, hệ thống lưu trữ, điện toán đám mây, công nghệ ảo,…
Bằng cách thành thạo nhiều kiến thức khác nhau, bạn có thể giúp doanh nghiệp đơn giản hoá hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo mật hệ thống.
3.2- Kỹ năng lập trình, phát triển ứng dụng
Đây là kỹ năng rất quan trọng với một kỹ sư hệ thống. Việc thành thạo kỹ năng này sẽ giúp bạn thiết lập đầy đủ các tính năng cho hệ thống thông tin trong doanh nghiệp và đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ hệ thống.
3.3- Kỹ năng bảo mật thông tin
Kỹ sư hệ thống phải thành thạo kỹ năng bảo mật thông tin để có thể giữ cho hệ thống mạng và máy tính của doanh nghiệp luôn được an toàn.
Đồng thời, họ cũng phải tiến hành tìm kiếm các lỗ hổng, nguy cơ rủi ro trên các phần mềm để kịp thời khắc phục. Điều này sẽ đảm bảo tiến độ làm việc của nhân viên trong công ty và giảm thiểu tối đa các nguy cơ làm lộ thông tin của doanh nghiệp.
3.4- Kỹ năng giao tiếp
Các System Engineer không chỉ làm việc trên máy tính. Thực tế, họ sẽ phải phối hợp công việc cùng các kỹ sư và bộ phận khác hoặc giải thích các vấn đề liên quan đến hệ thống cho khách hàng hay những người không am hiểu về kỹ thuật.
Vì vậy, bạn cần thành thạo kỹ năng giao tiếp để có thể truyền đạt ý kiến, ý tưởng hay giải thích vấn đề một cách rõ ràng, chính xác. Hơn nữa, giao tiếp tốt còn giúp bạn dễ dàng kết nối với mọi người, từ đó có thể xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi.
3.5- Khả năng tự học
Lĩnh vực công nghệ thông tin luôn không ngừng phát triển và thay đổi. Do đó, bạn cần liên tục mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn để có thể cải thiện và duy trì các hệ thống thông tin cũng như khắc phục các sự cố một cách hiệu quả.
Nếu như bạn không chủ động cập nhật, trau dồi các kiến thức mới thì sẽ dễ trở nên lạc hậu và khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự thành công và thăng tiến của bạn trong sự nghiệp.
3.6- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Quá trình vận hành, phát triển hay cải thiện hệ thống đều có thể phát sinh các sự cố bất ngờ. Khi đó, kỹ sư hệ thống phải nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Nếu có thể nhanh nhạy trong việc giải quyết vấn đề, bạn sẽ xử lý ổn thỏa tất cả tình huống phát sinh. Từ đó sẽ giúp hệ thống luôn duy trì ổn định và có thể phát triển hệ thống ngày càng tốt hơn.
3.7- Khả năng làm việc dưới áp lực công việc lớn
Việc quản lý hệ thống mạng hay máy tính rất phức tạp. Nhất là trong những tình huống hệ thống xảy ra trục trặc, trách nhiệm của kỹ sư hệ thống càng trở nên nặng nề hơn.
Theo các dữ liệu thống kê, mức lương trung bình của System Engineer hiện vào khoảng 15,3 triệu/tháng. Với những kỹ sư hệ thống giỏi, có kinh nghiệm lâu năm thì mức lương này sẽ cao hơn rất nhiều. Trong một số trường hợp, mức lương của kỹ sư hệ thống còn không chịu sự giới hạn về mặt con số.
Comments