top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Khi nào thì dùng Portfolio?

Trong CV hay Resume, ứng viên có thể liệt kê những thành tích trong công việc đã đạt được. Tuy nhiên, sự liệt kê giống như chúng ta chỉ “nói” chứ chưa có “bằng chứng” xác thực vậy. Vì vậy, nhiều nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên đưa ra minh chứng cụ thể thông qua Portfolio. Với rất rất nhiều ứng viên đây là yêu cầu khá mới mẻ. Portfolio là gì? Khi nào thì dùng Portfolio? Cấu trúc Portfolio ra sao?... Hãy an tâm, quân sư TalentBold đã có mặt giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên đây.

Khái niệm Portfolio là gì?

Portfolio là một từ có gốc từ tiếng Pháp, trong đó Porte nghĩa là cầm, mang, còn Folio nghĩa là trang sách, báo. Gắn kết nghĩa lại Portfolio được hiểu là một tập hồ sơ năng lực bao gồm nhiều trang tin, có thể kèm hình ảnh minh họa. Nội dung hướng đến việc trình bày những thành tích, dự án, công trình mà người thực hiện tập hồ sơ Portfolio đó đã thực hiện.

Mục đích của Portfolio là thuyết phục đối tác tin tưởng vào năng lực, kỹ năng, chuyên môn của tác giả Portfolio. Do vậy, đối tượng thực hiện Portfolio rất đa dạng, nhưng trong phạm vi bài viết hôm nay, quân sư TalentBold chỉ tập trung đến đối tượng là các ứng viên đang tìm việc, đang muốn chinh phục nhà tuyển dụng.

Vai trò của Portfolio

Để biết được khi nào nên chọn Portfolio làm hồ sơ năng lực cá nhân khi ứng tuyển, mà không phải là CV hay Resume, các bạn ứng viên có thể tham khảo những vai trò mà Portfolio mang lại. Nếu mong muốn của bạn trùng khớp những vai trò này thì Portfolio chính là sự lựa chọn tốt nhất để chinh phục nhà tuyển dụng

  • Ghi điểm mạnh mẽ về năng lực ứng viên

Một CV hay Resume liệt kê đơn điệu không đủ nâng tầm năng lực mà bạn đã tốn rất nhiều tâm huyết, công sức để trải nghiệm. Nếu có từ 10 – 20 dự án/ công trình ghi dấu tên bạn, hoặc có sự góp mặt của bạn, quan trọng là những thành tích này đều liên quan mật thiết đến vị trí ứng tuyển thì đừng bỏ qua cái nào cả nhé. Portfolio hoàn toàn đủ không gian cho bạn.

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân

Portfolio là hình thức thể hiện cá tính ứng viên mạnh mẽ nhất. Từ cách trình bày, bố cục, câu chữ, đến những nội dung, thông tin được đề cập đều toát lên năng lực, quan niệm sống, tư duy lập luận, khả năng thuyết phục… của ứng viên. Đây là nét riêng, không ai trùng lặp ai cả nên Portfolio cũng chính là cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho ứng viên.

  • Khẳng định tính trung thực về năng lực

Portfolio cho phép trình bày những thành tích theo dạng diễn giải, thông qua những thông tin, điểm số đánh giá, kết quả công nhận, bằng khen thực tế… chứ không chỉ là những liệt kê thành tích hay dự án đã tham gia một cách đơn điệu. Tính thuyết phục nhà tuyển dụng cao hơn, niềm tin về năng lực cốt lõi của ứng viên được nâng cao độ tin cậy.

  • Thể hiện quyết tâm chinh phục nhà tuyển dụng rất cao

Đầu tư một bộ tài liệu Portfolio không hề đơn giản, từ việc sàng lọc thông tin nào nên thể hiện, bố cục ra sao, hình ảnh đính kèm thế nào, lời dẫn chứng sao cho thuyết phục… sẽ đòi hỏi cả thời gian và tâm sức rất lớn.

Với những nhà tuyển dụng bắt buộc phải là Portfolio thì không cần bàn luận nữa, nhưng nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu mà ứng viên vẫn quyết tâm thực hiện, cho thấy một sự kỳ vọng cao nơi ứng viên khi tham gia ứng tuyển, giống như khi thi Đại học, nhiều bạn sẽ chọn thi nhiều trường, nhưng có người chỉ thi một trường duy nhất, không đậu thì thi lại chứ nhất quyết không học trường khác.


Cấu trúc của một Portfolio

Một Portfolio cần thể hiện tổng quan những gì tốt đẹp nhất của ứng viên, và những điều tốt đẹp này phải được phản ánh đúng, minh bạch, thuyết phục cao. Vì vậy, cấu trúc hiệu quả nhất của một Portfolio cần đầy đủ những thông tin sau:

  • Thông tin cơ bản của ứng viên : Những thông tin cá nhân mà chúng ta vẫn thường ghi trong CV, sẽ thể hiện ở mục này.

  • Mục tiêu nghề nghiệp : 5 – 10 năm sau, bạn định hướng công việc của mình như thế nào. Lưu ý định hướng nên gắn liền vị trí, tính chất công việc mà bạn đang ứng tuyển nhé.

  • Kỹ năng quan trọng bạn đang sở hữu: Tối đa 03 kỹ năng cốt lõi quan trọng nhất cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Minh chứng thêm bằng những nhận xét, đánh giá, hoặc hình ảnh bằng khen từ đối tác, công ty cũ sẽ càng tuyệt vời hơn.

  • Trình độ chuyên môn phù hợp cao Danh mục bằng cấp, chứng chỉ, tín chỉ… phục vụ cho công việc, bạn cứ liệt kê ra, kèm hình chụp bằng cấp chính, có thành tích cao để tăng tính minh bạch.

  • Kinh nghiệm làm việc :

2 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

コメント


bottom of page