top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Giám đốc pháp lý: 4 công việc chính

Giám đốc pháp lý có lẽ là một chức danh khá mới mẻ. Một doanh nghiệp tại sao lại cần có giám đốc pháp lý? Giám đốc pháp lý sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ gì? Bạn có thể tìm được câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Giám đốc pháp lý là gì?

Giám đốc pháp lý (Chief Legal Officer – CLO) là người giám sát toàn bộ các khía cạnh pháp lý trong hoạt động của một doanh nghiệp. Vị trí này có trách nhiệm giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những rủi ro pháp lý bằng cách cung cấp cố vấn về các vấn đề pháp luật.

Giám đốc pháp lý thường báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO).


Giám đốc pháp lý làm nhiệm vụ gì?

Vậy giám đốc pháp lý có nhiệm vụ cụ thể gì trong doanh nghiệp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Lãnh đạo bộ phận pháp lý

Giám đốc pháp lý thường là nhân sự cấp cao nhất liên quan đến các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Họ sẽ lãnh đạo và giám sát các hoạt động pháp lý để đảm bảo các mục tiêu, chiến lược và ưu tiên của doanh nghiệp.

Vị trí này cũng sẽ đứng đầu toàn bộ bộ phận pháp lý, chuyên xử lý các vấn đề liên quan tới luật pháp của doanh nghiệp.

2. Ra chiến lược về pháp lý

Những việc làm hấp dẫn MEP Manager TP.HCM Viễn Thông / Điện tử, Điện / Điện tử / Điện lạnh Trưởng Phòng Hành Chính Nhân Sự Viêng Chăn Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất Marketing Executive (Building Materials) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Quảng cáo/Khuyến mãi/PR Production Manager TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Đồ gỗ/Nội thất , Quản lý điều hành , Sản Xuất Logistics Senior Staff Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu

Một trong các nhiệm vụ của giám đốc pháp lý là xây dựng và đưa ra các chiến lược về pháp lý để bảo vệ công ty trước pháp luật.

Ngoài ra, giám đốc pháp lý còn cần luôn luôn cập nhật về các luật, chính sách mới để áp dụng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể đòi hỏi họ cần chú ý đến các tin tức, hội thảo hoặc các xuất bản phẩm liên quan, đặc biệt là trong lĩnh vực họ tham gia. Nhiều giám đốc pháp lý sẽ có những mạng lưới quan hệ riêng nơi họ chia sẻ thông tin.

Đôi khi, giám đốc pháp lý cũng tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định hoặc xây dựng dự thảo luật. Giám đốc pháp lý có thể không phải là người xây dựng luật hay chiến lược trong doanh nghiệp nhưng sẽ là người duyệt ký cuối cùng.


3. Cố vấn về pháp luật

Trong lịch sử, vị trí giám đốc pháp lý trong doanh nghiệp thường xử lý những vấn đề hành chính trong khi những luật sư hành nghề tự do thường xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp hơn. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi. Vị trí này đã ngày càng trở nên nổi bật trong các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Họ sẽ là người trực tiếp cố vấn cho ban điều hành (CEO, chủ doanh nghiệp, chủ tịch Hội đồng quản trị, các giám đốc cấp cao,...) thay cho luật sư ngoài.

Giám đốc pháp lý cũng liên quan đến vận động chính sách công, nghiệp vụ chuyên ngành thuế, các thương vụ sáp nhập và mua lại, luật lao động, sở hữu trí tuệ. Những vấn đề về hợp đồng của doanh nghiệp cũng sẽ được đem ra tham khảo ý kiến của giám đốc pháp lý.

Với vai trò này, giám đốc pháp lý cần có kiến thức chuyên sâu về luật cũng như kinh nghiệm phong phú về thực hành giải quyết vấn đề.

Giám đốc pháp lý thường là một trong những người được trả lương cao nhất.

4. Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý

Giám đốc pháp lý giám sát và nhận biết những vấn đề pháp lý xảy ra ở tất cả các bộ phận, bao gồm kỹ thuật, thiết kế, marketing, kinh doanh, phân phối, sản xuất, tài chính, nhân sự, cũng như các chính sách liên quan tới kinh doanh và quản trị. Điều này sẽ giúp cho giám đốc pháp lý có thể xử lý kịp thời trước khi doanh nghiệp bị đưa ra trước pháp luật.

Giám đốc pháp lý cũng có trách nhiệm duy trì mối quan hệ thích hợp với các cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan lập pháp và cộng đồng nói chung.

Khi công ty gặp vấn đề về pháp lý, kiện tụng, giám đốc pháp lý cũng sẽ là người trực tiếp đại diện cho công ty, lãnh đạo nhóm pháp lý xử lý, hoặc chọn luật sư phù hợp.


5. Các nhiệm vụ khác

Ngoài những nhiệm vụ chính ở trên, giám đốc pháp lý cũng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nếu cần thiết hoặc được cấp trên yêu cầu. Giám đốc pháp lý sẽ chủ động xử lý để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp.

Phát triển nghề nghiệp giám đốc pháp lý

Có thể mất nhiều năm để trở thành một giám đốc pháp lý. Bạn cần có một khối lượng lớn kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế về nghề nghiệp. Tuy nhiên, yêu cầu cụ thể sẽ thay đổi theo lĩnh vực bạn ứng tuyển hoặc quy mô công ty. Phần lớn các giám đốc pháp lý trước đó từng làm việc trong lĩnh vực liên quan do đa số các công ty yêu cầu ứng viên có một số năm kinh nghiệm nhất định.

Nếu bạn quan tâm đến việc làm giám đốc pháp lý, điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu thông tin về vai trò, nhiệm vụ, mức lương, các phúc lợi cũng như yêu cầu cầu của vị trí này. Mặc dù mô tả công việc sẽ khác nhau tùy theo doanh nghiệp, bạn cũng có thể có được những hiểu biết cơ bản về các bước cần thiết để đi sâu vào nghề nghiệp này.

Yêu cầu về học vấn của giám đốc pháp lý

Giám đốc pháp lý cần tốt nghiệp các trường luật. Bạn cần có hiểu biết chuyên sâu về ít nhất một trong các lĩnh vực chuyên ngành luật như luật sở hữu trí tuệ, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp. Bạn có thể cần tham gia vào các khóa học như luật mạng, luật quốc tế, luật giao tiếp, nói chuyện trước công chúng, logic biểu tượng, thực hành pháp lý.

Cơ hội nghề nghiệp giám đốc pháp lý

Nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên cần có kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở những vị trí thấp hơn hoặc tương đương trước khi trở thành giám đốc pháp lý. Vị trí này cũng yêu cầu một số kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo và tổ chức. Bạn cần chuẩn bị tâm lý rằng bạn cần cố gắng nhiều năm thì cơ hội nghề nghiệp mới có thể đến.

Cơ hội nghề nghiệp giám đốc pháp lý thường xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia - nơi hoạt động kinh doanh có thể gặp nhiều vướng mắc với pháp luật.

Nguồn ảnh: Internet.

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page