top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Ecommerce là gì? Cơ hôi nghề nghiệp của ngành Thương mại điện tử

Công nghệ thông tin phát triển đã và đang mang đến cơ hội phát triển cho nhiều ngành nghề mới, trực tiếp ứng dụng công nghệ cao. Trong số đó, thương mại điện tử vụt sáng ở vị trí “top” đầu với tốc độ phát triển vũ bão cùng cơ hội việc làm hấp dẫn. Để hiểu chuẩn xác Ecommerce là gì, mời bạn theo dõi bài viết Ms. Uptalent gửi đến hôm nay. MỤC LỤC: 1- Ngành thương mại điện tử là gì? 2- Các vị trí công việc ngành thương mại điện tử 3- Nhiệm vụ chính mà nhân sự thương mại điện tử phải đảm nhận 4- Mức lương cho vị trí thương mại điện tử 5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển thương mại điện tử 6- Kỹ năng không thể thiếu khi làm thương mại điện tử 7- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành thương mại điện tử

1- Ngành thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử - hay còn gọi là E-commerce - là hình thức kinh doanh trực tuyến, trong đó việc truyền thông, mua bán, trao đổi, thanh toán hàng hóa / dịch vụ đều sử dụng nền tảng công nghệ thông tin trên các hệ thống điện tử như như máy tính, smartphone, máy tính bảng… có kết nối Internet.

Nhờ tốc độ truyền tải dữ liệu cao của mạng viễn thông toàn cầu, cùng hệ thống thông tin hàng hóa / dịch vụ chuẩn hóa, hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử diễn ra nhanh hơn, thông minh hơn, kết nối rộng khắp người mua và người bán, mở ra nhiều cơ hội hợp tác xuyên quốc gia chỉ trong vài cái nhấp chuột.

2- Các vị trí công việc ngành thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử mang đến cơ hội việc làm cho nhiều vị trí khác nhau:

  • Nhân viên kinh doanh kênh thương mại điện tử

  • Chuyên viên quản lý đối tác thương mại điện tử

  • Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)

  • SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm)

  • Những việc làm hấp dẫn Engineering/Maintenance Manager TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Cơ khí/ Máy móc, Đồ gỗ/Nội thất , Sản Xuất Finance & Accounting Manager (Manufacturing) Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất , Xuất nhập khẩu Sales Manager (FMCG) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh Branch Manager (Building Material) Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Xây dựng, Bán hàng Vật liệu xây dựng MEP Manager TP.HCM Viễn Thông / Điện tử, Điện / Điện tử / Điện lạnh Chuyên viên chuyển đổi số

  • Lập trình các hệ thống giao dịch thương mại điện tử

  • Hoạch định chính sách phát triển thương mại điện tử

  • Tư vấn, đề xuất giải pháp thương mại điện tử cho tổ chức

  • Quản lý sàn thương mại điện tử, quản lý đối tác thương mại điện tử

  • Bảo trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thương mại điện tử và chuyển đổi số…

3- Nhiệm vụ chính mà nhân sự thương mại điện tử phải đảm nhận

Tham gia công việc liên quan đến thương mại điện tử, nhân sự sẽ đảm nhận những nhiệm vụ tổng quát sau:

  • Xây dựng hệ thống sàn thương mại điện tử trực tuyến

  • Tiếp thị, quảng bá, thu hút đối tác, khách hàng tham gia đầu tư, giao dịch trên sàn thương mại điện tử

  • Phát triển,quản lý các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi trên sàn

  • Bảo mật, duy trì đội ngũ an ninh mạng, đảm bảo an toàn không gian mạng

  • Hoạch định chiến lược kinh doanh, tố chức thực hiện mục tiêu phát triển bền vững theo đúng quy định pháp luật

  • Nghiên cứu, cập nhật những cải tiến xu hướng mua bán trực tuyến và cải tiến công nghệ kinh doanh trực tuyến

  • Huấn luyện, đào tạo nhân lực cho các bộ phận trực thuộc phòng thương mại điện tử

  • Phát triển định vị thương hiệu thương mại điện tử cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ tổng quát là vậy, còn nhiệm vụ chuyên sâu thì tùy mỗi vị trí sẽ có những điểm khác nhau. Ví dụ:

3.1. Nhân viên kinh doanh kênh thương mại điện tử

Quản lý, kiểm soát trang bán hàng của doanh nghiệp

Đảm bảo độ chuẩn xác của thông tin sản phẩm, cách thức thanh toán

Trải nghiệm và đề xuất những cải tiến giao diện sao cho trực quan, dễ sử dụng

Phối hợp thiết lập, triển khai khuyến mãi cho khách hàng

Theo dõi lượng truy cập, tiếp nhận phản hồi / thắc mắc từ khách hàng

Đề xuất chiến lược kinh doanh, phương cách tiếp cận khách hàng tiềm năng

Trực tiếp tư vấn, xử lý khiếu nại, giải đáp thắc mắc, chốt đơn hàng

Kiểm soát quá trình tiến hành giao dịch, thanh toán, xử lý trục trặc phát sinh…

3.2. Chuyên viên quản lý đối tác thương mại điện tử

Thiết lập kế hoạch bán hàng, kế hoạch thu hút khách hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Trực tiếp giải thích cặn kẽ chi tiết chính sách hoạt động của sàn với đối tác

Nghiên cứu, đề xuất ngân sách hoạt động, hỗ trợ đối tác là các tổ chức / cá nhân

Kiểm soát, hỗ trợ đối tác trong quá trình thực hiện hợp tác

Thu thập, phân tích, lập báo cáo số liệu liên quan đến tốc độ tăng trưởng đối tác định kỳ

Đề xuất giải pháp nhằm định hướng, điều chỉnh hoạt động thu hút đối tác, tăng sức cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử.

Giám sát dịch vụ khách hàng, chăm sóc/ hỗ trợ đối tác 24/7, nâng cao độ hài lòng và độ trung thành gắn kết từ phía đối tác.

4- Mức lương cho vị trí thương mại điện tử

Tốc độ phát triển công nghệ thông tin rất cao, những thuật toán tìm kiếm trong thương mại điện tử cũng được cải tiến không ngừng. Vì vậy, nhân sự ngành thương mại điện tử phải liên tục nâng cao kiến thức để đáp ứng mức độ cạnh tranh cao. Cũng chính tính chất này mà thu nhập ngành thương mại điện tử luôn được xếp ở nhóm thu nhập tốt trong nhóm ngành kinh tế.

Nếu xếp theo cấp độ chức vụ thì mức lương sẽ dao động trong khoảng:

  • Nhân viên (kinh nghiệm 1 – 2 năm): 8 – 12 triệu / tháng

  • Chuyên viên (kinh nghiệm 3 – 5 năm): 12 – 15 triệu đồng / tháng

  • Trưởng / phó phòng (kinh nghiệm 4 – 8 năm): 20 – 30 triệu đồng / tháng

  • Giám đốc / phó giám đốc (kinh nghiệm 8 năm trở lên): 40 – 60 triệu đồng / tháng

Đây chỉ là mức lương cứng, còn xét về thu nhập hầu hết mọi vị trí trong ngành thương mại điện tử đều có khoản thưởng KPI hằng tháng. Đối với vị trí nhân viên kinh doanh còn có khoản hoa hồng theo hợp đồng ký kết được. Có thể bạn quan tâm >>>> Phân biệt giữa Telemarketing và Telesales

5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển thương mại điện tử

Muốn làm việc trong ngành thương mại điện tử thì các bạn ứng viên tốt nghiệp những chuyên ngành sau sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm vị trí công việc tốt:

  • Công nghệ thông tin chuyên về lập trình, bảo mật, an ninh mạng, mạng máy tính

  • Luật chuyên về pháp luật thương mại điện tử

  • Quản trị kinh doanh

  • Tài chính – Marketing

  • Kinh tế đối ngoại

  • Kinh doanh quốc tế…

Ngoài ra, những bạn học các chuyên ngành khác vẫn có cơ hội ứng tuyển ngành thương mại điện tử khi sở hữu các chứng chỉ đào tạo ngắn hạn phù hợp:

  • Chứng chỉ thương mại điện tử

  • Chứng chỉ kỹ thuật số và tiếp thị thương mại điện tử

  • Chứng chỉ quản lý kinh doanh trực tuyến

  • Chứng chỉ an ninh mạng (CISSP, CISA, CISM, Security+,…)


6- Kỹ năng không thể thiếu khi làm thương mại điện tử

Thương mại điện tử là vừa là thuộc nhóm ngành kinh tế, vừa thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin, do đó, kỹ năng yêu cầu đối với ứng viên làm việc trong ngành này sẽ tập trung vào:

6.1. Kỹ năng sử dụng tin học thành thạo

Dù không phải nhân sự lập trình hệ thống hay an ninh mạng thì các nhân sự làm việc trong ngành thương mại điện tử đều cần có kỹ năng sử dụng tin học thành thạo, khả năng tra cứu, cập nhật thông tin trực tuyến giỏi vì đối tượng làm việc thường xuyên của các bạn chính là các nền tảng trực tuyến.

6.2. Kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt

Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, ngành thương mại điện tử lại là ngành kết nối giao thương toàn cầu, các thông tin phát triển thương mại điện tử được cập nhật, được trao đổi cũng đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, dù ở vị trí công việc nào thì kỹ năng sử dụng tiếng Anh rất cần được trau dồi.

6.3. Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và thấu hiểu

Thương mại điện tử thực chất là một môi trường trung gian giúp cho người mua và người bán gặp nhau, hiểu nhau và đồng ý tiến hành giao thương cùng nhau. Do đó, muốn có nhiều giao kết thương mại thành công thì việc giao tiếp, thấu hiểu lẫn nhau là điều rất quan trọng. Mỗi nhân sự - dù thuộc bộ phận nào – cũng đều phải ý thức mình là một sứ giả của doanh nghiệp, luôn có trách nhiệm giao tiếp, lắng nghe đồng đội và khách hàng trong phạm vi chuyên môn mà mình phụ trách.

6.4. Kỹ năng giải thích mạch lạc, rõ ràng

Để đăng một sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, hoặc đặt mua sản phẩm đều phải trải qua nhiều bước. Không phải khách hàng nào đọc hướng dẫn cũng có thể thao thác ngay được, cũng không phải nhân sự nào nghe đồng nghiệp ở bộ phận khác chia sẻ hướng cải tiến cũng có thể áp dụng ngay được. Muốn tất cả cùng hiểu đúng hướng thì kỹ năng giải thích mạch lạc, rõ ràng cần được phát huy thường xuyên.

6.5. Kỹ năng làm việc nhóm

Một sàn thương mại điện tử là sự phối hợp chặt chẽ giữa bên pháp lý, bên lập trình, bên Marketing, bên tư vấn… Tất cả có mối quan hệ mật thiết, tạo nên chuỗi mắt xích liên tục cho hệ thống hoạt động thương mại điện tử. Nếu chỉ tập trung kỹ năng làm việc độc lập mà quên đi kỹ năng làm việc nhóm thì phần việc của mỗi người sẽ bị tác động rất lớn.

6.6. Khả năng chịu áp lực cao

Công nghệ thông tin phát triển vũ bão mang đến nhiều tiện ích kinh doanh hơn nhưng cũng đặt nhân sự ngành thương mại điện tử trước nhiều áp lực. Dễ thấy nhất chính là áp lực cải tiến, tối ưu thuật toán tìm kiếm liên tục để nâng cao vị thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Áp lực luôn hiện hữu nhưng không có áp lực thì sẽ không có những thành công rực rỡ.

7- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành thương mại điện tử

Nền tảng trực tuyến giúp thế giới đến gần với nhau hơn, tạo nên môi trường kinh doanh sôi nổi trên các sàn thương mại điện tử. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, theo báo cáo kinh tế số thường niên đến từ các ông lớn Google, Temasek, Bain & Company, tốc độ phát triển thương mại điện tử của Việt Nam đang đứng trong top 3 tại thị trường Đông Nam Á. Cho thấy tiềm năng phát triển to lớn, cùng nhu cầu tuyển dụng cao trong tương lai.

Thực tế trên thị trường lao động Việt Nam, theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hơn 90% sinh viên ngành thương mại điện tử hằng năm có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Thêm vào đó, những chương trình đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp ngày càng tăng, khẳng định chắc chắn một tương lai phát triển tốt cho những ai định hướng phát triển sự nghiệp theo con đường này.

Công nghệ thông tin đã mang đến cho con người những tiện ích vượt bậc trong cuộc sống. Nhìn vào ngành thương mại điện tử, dù là ngành nhỏ tuổi nhất trong nhóm kinh tế nhưng giờ đây cuộc sống đã không thể thiếu sự hiện diện của ngành nghề này. Tốc độ phát triển sẽ không bao giờ dừng lại, cơ hội việc làm cũng sẽ lớn dần lên nhưng như Ms. Uptalent đã đề cập, kỹ năng, kiến thức sẽ luôn yêu cầu nhân sự thương mại điện tử nâng cấp từng ngày.

------------------------------------

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page