Môi trường làm việc bao gồm tất cả những yếu tố có liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: chế độ, chính sách, cơ sở vật chất, mối quan hệ giữa các nhân viên trong doanh nghiệp,… Mỗi một yếu tố khác nhau sẽ có những tác động nhất định đến môi trường làm việc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé!
1. Cơ sở vật chất
Điều kiện làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và hiệu quả công việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Nếu như điều kiện làm việc tốt thì nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hiệu quả làm việc cũng sẽ cao hơn. Ngược lại, với điều kiện làm việc không tốt sẽ tạo ra những ức chế, căng thẳng làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Do đó, doanh nghiệp cần dựa trên tình hình thực tế và nhu cầu công việc mà tạo ra môi trường làm việc phù hợp, thoải mái nhất cho đội ngũ nhân viên.
Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết phục vụ các cho hoạt động thường ngày của doanh nghiệp như: bàn ghế, máy vi tính, điện thoại, máy in, văn phòng phẩm,… Tùy theo khả năng của doanh nghiệp mà trang bị cho phù hợp nhưng phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất để nhân viên thực hiện công việc.
2. Chế độ chính sách
Một trong những điểm được người đi làm quan tâm đó là lương, thưởng và phúc lợi. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách lương thưởng và phúc lợi hấp dẫn để tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, có chính sách đãi ngộ tốt còn giúp doanh nghiệp thu hút được các ứng viên tài năng và khiến các nhân sự có tài gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt đòi hỏi phải có chiến lược đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cụ thể. Doanh nghiệp cần nghiêm túc thiết kế các chương trình nâng cao kiến thức, đào tạo nghiệp vụ và phát triển kỹ năng để tạo cơ hội cho nhân viên hoàn thiện bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần ghi nhận những đóng góp của nhân viên để có sự khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích nhân viên tiếp tục nỗ lực góp sức cho doanh nghiệp. Phần thưởng có thể là tiền, bằng khen, kỷ niệm chương hoặc một hình thức tuyên dương nào đó. >>>> Xem thêm: Môi trường làm việc chuyên nghiệp là như thế nào?
3. Mối quan hệ giữa người lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên
Người lãnh đạo giữ vai trò quản lý và là trung tâm các hoạt động của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm về tất cả các kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, người lãnh đạo cũng là yếu tố cơ bản tạo nên môi trường làm việc lý tưởng và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Một người lãnh đạo có tài, có tư cách đạo đức tốt sẽ tạo nên được môi trường làm việc lý tưởng và có ảnh hưởng tích cực đến thái độ, tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên.
Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên tốt thì năng suất lao động của nhân viên mới cao được. Mỗi một nhân viên đều mong muốn được làm việc với những người lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực, có khả năng lãnh đạo và phân minh trong việc thưởng phạt. Khi đó họ sẽ cảm thấy môi trường làm việc của doanh nghiệp chính là môi trường làm việc lý tưởng nhất.
Những việc làm hấp dẫn Giám Đốc Phát Triển Thị Trường (Tiếng Trung) Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Quản lý điều hành , Nghiên cứu phát triển sản phẩm Trợ Lý Giám Đốc Kinh Doanh (Tiếng Trung) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký KỸ SƯ ĐIỆN - Electrical Engineer Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Kỹ thuật ứng dụng , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất, Điện/HVAC/MEP Đầu Bếp Hải Sản Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hoá Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng Nhân Viên Kinh Doanh Đại Lý (Thời Trang) Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Bán hàng (Khác)
Các nhà lãnh đạo cần biết cách bố trí nhân sự phù hợp và phân công công việc hợp lý với năng lực, trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên. Khi một nhân viên được giao làm quá nhiều việc không phù hợp với chuyên môn sẽ dẫn đến tâm lý không thoải mái, thiếu nhiệt huyết khi làm việc, thậm chí là chán nản dẫn đến hiệu quả công việc không cao hoặc làm trì trệ công việc.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo còn phải biết cách lắng nghe, sẵn sàng tiếp thu những ý kiến của nhân viên. Từ đó góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên.
コメント