top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

CSR là gì? Lợi ích của CSR mang lại cho doanh nghiệp

Ngày nay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với các chương trình CSR. Đồng thời, CSR cũng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp thúc đẩy sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Vậy, bạn đã hiểu CSR là gì? CSR bao gồm những trách nhiệm gì? Hay những lợi ích CSR có thể mang lại cho doanh nghiệp?

1- CSR là gì?

CSR là viết tắt của “Corporate social responsibility”, khi dịch sang tiếng Việt được hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Bạn có thể hiểu đơn giản, CSR là những cam kết của một doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh và những đóng góp của họ đối với việc phát triển kinh tế bền vững cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên, cộng đồng và xã hội.

Doanh nghiệp thực hiện CSR bằng cách điều chỉnh định hướng phát triển, tầm nhìn và các hoạt động liên quan nhằm mang đến những tác động tích cực cho đời sống xã hội.

Có nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp áp dụng CSR vào quá trình hoạt động của mình. Trong đó có những biện pháp khá phổ biến như sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, thúc đẩy sự bình đẳng, đa dạng tại nơi làm việc, tôn trọng nhân viên, cống hiến cho cộng đồng,…

2- CSR có phải bắt buộc?

Khi tìm hiểu CSR là gì, bạn sẽ thấy vấn đề này liên quan đến những cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Những việc làm hấp dẫn kế toán Hà nội Kế toán/Tài chính/Kiểm toán Kế toán viên TP.HCM Kế Toán Tổng Hợp Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất KẾ TOÁN TỔNG HỢP TP.HCM Kế toán/Tài chính/Kiểm toán Kế toán tổng hợp Đà nẵng

Vậy, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp có bắt buộc phải thực hiện CSR hay không?

Thực tế, không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện CSR. Và điều này đúng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tuy vậy, trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, những doanh nghiệp không quan tâm thực hiện CSR thường dễ đánh mất khách hàng. Do đó, CSR hiện được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp và trở thành yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp tồn tại cũng như phát triển bền vững.

Bằng cách áp dụng CSR trong kinh doanh, các doanh nghiệp không những hoàn thành trách nhiệm với xã hội mà còn mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

3- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cụ thể gồm trách nhiệm gì?

Trách nhiệm xã hội chỉ là cách gọi chung. Thực tế khi phân tách ra nó bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau.

3.1- Trách nhiệm về kinh tế

Xét trên khía cạnh kinh tế, doanh nghiệp cần có trách nhiệm với những đối tác và các bên liên quan với mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp cần có trách nhiệm xã hội với:

Người tiêu dùng

Doanh nghiệp cần cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn tốt nhất.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tính an toàn về sức khỏe đối với các sản phẩm do mình sản xuất và cung ứng sản phẩm với mức giá phù hợp.

Người lao động

Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc và phải quan tâm đến việc cải thiện chất lượng đời sống cho họ.

Những việc doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người lao động có thể kể đến như đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động, chi trả các khoản trợ cấp, phụ cấp theo đúng quy định, đảm bảo các điều kiện an toàn lao động,…

Đối tác

Với các đối tác, doanh nghiệp phải đảm bảo sự công bằng về mặt lợi ích cho họ. Điều này sẽ được thực hiện thông qua quá trình cung cấp hàng hoá, sản phẩm, phân bổ lợi nhuận đầu tư,…

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Yorumlar


bottom of page