top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

Chứng chỉ kế toán là gì? 15 chứng chỉ ngành kế toán tài chính cần thiết

Muốn phát triển trong ngành nghề toán, một tấm bằng cử nhân là chưa đủ vì ngành nghề này, mỗi khía cạnh đều cần năng lực thực hành chuyên sâu. Đây cũng chính là lý do mà việc bổ sung các chứng chỉ kế toán ngày càng được nhân sự ngành kế toán quan tâm. Chứng chỉ kế toán là gì? Top 15 chứng chỉ kế toán tài chính cần thiết nhất ra sao?... Tất cả sẽ có trong bài viết Ms. Uptalent chia sẻ đến bạn hôm nay. MỤC LỤC: 1- Chứng chỉ kế toán là gì? 2- Tầm quan trọng của chứng chỉ kế toán 3- Quy định về chứng chỉ kế toán 4- Kể tên các loại chứng chỉ kế toán 5- Học chứng chỉ kế toán ở đâu? >>> Xem thêm: Việc làm Kế toán

1- Chứng chỉ kế toán là gì?

Chứng chỉ kế toán là một loại giấy tờ chứng minh năng lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực hành các nghiệp vụ kế toán của người sở hữu. Để sở hữu một chứng chỉ kế toán, người học phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn từ đơn vị cấp bằng từ đầu vào đến đầu ra như:

  • Đầu vào phải đạt về thời gian làm việc thực tế đúng chuyên môn kế toán, bằng cấp tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến kế toán…

  • Đầu ra phải hoàn tất số giờ học trực tiếp / học online, đạt điểm số bài thi kiểm tra cuối kỳ theo quy định…

2- Tầm quan trọng của chứng chỉ kế toán

Kế toán là một ngành đòi hỏi sự chuẩn xác cao với nhiều tiêu chuẩn, quy định nghiệp vụ phức tạp, vì vậy, việc sở hữu chứng chỉ kế toán là điều quan trọng mà nhân sự ngành kế toán cần bổ sung:

2.1. Yêu cầu bắt buộc khi làm nghề

Một số chứng chỉ kế toán được xem là yêu cầu bắt buộc, nếu không sở hữu hoặc chứng chỉ hết hạn sử dụng, cá nhân đó sẽ không đủ tiêu chuẩn làm việc. Điển hình như chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ hành nghề đại lý thuế…

2.2. Cơ sở đánh giá năng lực

Mỗi chứng chỉ kế toán sẽ có nội dung đào tạo mang tính chuyên sâu ở một số khía cạnh trong nghề kế toán. Sở hữu chứng chỉ đồng nghĩa bạn đã được trau dồi bổ sung những mảng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mang tính đặc thù cao. Nhà tuyển dụng và doanh nghiệp sẽ dựa trên cơ sở này để đánh giá năng lực và phân bổ vị trí phù hợp.

2.3. Nền tảng cho sự thăng tiến

Muốn vươn lên những vị trí kế toán cao cấp như Giám đốc tài chính, chuyên viên tư vấn tài chính quốc tế, chuyên viên kiểm toán công ty đa quốc gia… thì những chứng chỉ kế toán chuyên môn có giá trị quốc tế sẽ là lợi thế cạnh tranh hữu hiệu nhất.

3- Quy định về chứng chỉ kế toán

Những việc làm hấp dẫn Kế Toán Trưởng Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Ngân hàng/Đầu tư Kế Toán Tổng Hợp Hà nội Bất động sản, Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán Kế toán - Hành chính Hồ Chí Minh Nhân sự , Ôtô / Xe Máy Nhân Viên Kế Toán Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Ôtô / Xe Máy Nhân Viên Kế Toán Hồ Chí Minh

Số lượng chứng chỉ kế toán ngày càng mở rộng nhưng không phải ai muốn nghĩ ra chứng chỉ kế toán nào cũng được, ai muốn đào tạo cấp chứng chỉ cũng được. Để đảm bảo tính hợp pháp và giá trị sử dụng cao, chứng chỉ kế toán phải tuân thủ các quy định:

3.1. Quy định về đối tượng học

Những quy định đầu vào đối với người học chứng chỉ kế toán thường phổ biến các nội dung:

Điều kiện bằng cấp

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán

  • Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học

Điều kiện thời gian làm việc

  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 - 60 tháng tùy theo quy định của đơn vị cấp chứng chỉ.

3.2. Quy định về điều kiện cấp bằng

Điều kiện phổ biến gồm:

  • Tham gia đủ tối thiểu số tiết học theo quy định trong suốt thời gian đào tạo

  • Hoàn thành các bài luận, các bài thi cuối khóa và đạt số điểm theo quy định của đơn vị cấp chứng chỉ.

Một số chứng chỉ quốc tế còn yêu cầu thêm về số giờ thực hành sau khi hoàn tất một phần nội dung học. Nơi thực hành phải là các đối tác được tổ chức cấp bằng chỉ định.

3.3. Quy định về thời hạn giá trị

Các chứng chỉ kế toán dù là quốc tế hay trong nước đều không có giá trị vĩnh viễn, phổ biến nhất là giá trị sử dụng trong thời hạn 02 – 05 năm.

Sau khoảng thời gian đó, tùy loại chứng chỉ mà bạn sẽ được yêu cầu:

  • Học và thi chứng chỉ kế toán theo những quy định cải cách mới đối với loại chứng chỉ đó

  • Thi (không cần học) để được cấp chứng chỉ kế toán mới

  • Nộp hồ sơ để được xét gia hạn chứng chỉ kế toán

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page