Muốn cạnh tranh hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường và thế mạnh của mình. Muốn hiểu rõ những điều này thì doanh nghiệp phải tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu liên quan. Xu hướng này đã và đang mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các chuyên viên phân tích. Nếu bạn có ý định lựa chọn vị trí này cho con đường sự nghiệp của mình thì bài viết Ms Uptalent gửi đến sau đây chắc chắn là dành cho bạn.
MỤC LỤC:
1. Chuyên viên phân tích gồm vị trí nào?
1.1. Chuyên viên phân tích đầu tư
1.2. Chuyên viên phân tích tài chính
1.3. Chuyên viên phân tích dữ liệu
1.4. Chuyên viên phân tích chứng khoán
1.5. Chuyên viên phân tích thị trường
2. Công việc chính của chuyên viên phân tích
3. Yêu cầu kỹ năng dành cho chuyên viên phân tích
4. Mức lương chuyên viên phân tích có tốt không?
Chuyên viên phân tích là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Họ chịu trách nhiệm thu thập tổng hợp số liệu, đưa ra những báo cáo và dự đoán chuẩn xác nhất, giúp doanh nghiệp định hướng và lên kế hoạch hoạt động trong tương lai.
Cùng là chuyên viên phân tích nhưng tùy theo lĩnh vực công việc cụ thể mà chức danh sẽ khác nhau, tiêu biểu như:
Chịu trách nhiệm phân tích cẩn trọng tình hình tài chính và các yếu tố liên quan như nhân sự, cơ sở vật chất… để xây dựng những mô hình đầu tư khả thi. Từ đó, chuyên viên phân tích đầu tư sẽ đánh giá những tác động kinh tế đến mỗi kịch bản đầu tư và chọn ra phương án đầu tư hiệu quả nhất.
Vị trí chuyên viên phân tích tài chính sẽ phụ trách tổng hợp thông tin liên quan đến hoạt động nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, xu hướng thị trường… Qua đó, chuyên viên phân tích tài chính sẽ tiến hành phân tích, đưa ra những giải pháp kinh doanh phù hợp cho một giao dịch nào đó mà doanh nghiệp định thực hiện, đảm bảo hiệu quả sử dụng dòng tiền cao nhất và rủi ro thiệt hại thấp nhất.
Mọi hoạt động phân tích đều cần đến dữ liệu, nhưng đối với chuyên viên phân tích dữ liệu thì nhiệm vụ của họ sẽ liên quan đến những dữ liệu sâu hơn. Việc phân tích không chỉ hiển thị ra con số, mà bao gồm cả đồ thị, biểu đồ, để từ đó liên kết và đưa ra những dự đoán xu hướng tương lai chuẩn xác nhất.
Chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… Chuyên viên phân tích chứng khoán là người theo dõi liên tục giá trị lên xuống của những mã chứng khoán, nỗ lực nắm bắt nhiều thông tin nội bộ doanh nghiệp của mã chứng khoán đó, đồng thời chuyên viên phân tích chứng khoán sẽ áp dụng các thuật toán phân tích để đưa ra những nhận định mua/bán chứng khoán phù hợp cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
Thị trường trong từng nội dung cụ thể (như thị trường lao động, thị trường tiêu dùng, thị trường bất động sản…) có khả năng xuất hiện những biến động gì trong tương lai, thời gian biến động lâu hay không, làm sao để doanh nghiệp dự phòng và ứng phó những biến động đó… chính là nhiệm vụ mà chuyên viên phân tích thị trường sẽ đảm nhận.
Những việc làm hấp dẫn Nhân Viên Phân Tích Dữ Liệu (Chăn nuôi) Bình Dương , Nghệ An Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Nghiên cứu phát triển sản phẩm Trưởng Nhóm HWTE Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử Trưởng Phòng Nhân Sự TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất Kỹ Sư Thiết Kế Cơ Khí Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Kiến trúc/ Thiết Kế , Nghiên cứu phát triển sản phẩm Kỹ Sư Cơ Khí (Thiết Kế & Lập Trình) Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất
Để tiếp cận tốt những vị trí công việc chuyên viên phân tích thì trước hết, các bạn ứng viên cần nắm rõ và trang bị tốt năng lực đảm nhận các công việc chính mà bất cứ chuyên viên phân tích nào cũng phải thực hiện:
Tiếp nhận các yêu cầu phân tích, xử lý số liệu từ quản lý đội ngũ chuyên viên phân tích
Thu thập và thẩm định độ chuẩn xác của những thông tin phục vụ phân tích (thông tin cả trong và ngoài doanh nghiệp)
Sử dụng thành thạo các công cụ phân tích chuyên nghiệp, đảm bảo độ chuẩn xác theo từng tiêu chí phân tích
Triển khai phân tích số liệu khách quan theo tình hình thị trường và thực tế thuận lợi/ khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp
Xây dựng nhiều phương án triển khai dựa trên số liệu phân tích, dự đoán tình huống, xu thế tương lai.
Thiết lập báo cáo so sánh số liệu dựa trên phân tích ưu nhược điểm từng phương án khả thi mà chuyên viên phân tích đã sàng lọc
Đi sâu phân tích thông tin cho phương án đã được phê duyệt, thiết lập báo cáo phân tích chuyên sâu
Liên tục theo dõi thông tin thị trường, nắm bắt những biến động bất thường, kịp thời dự báo những rủi ro trong quá trình triển khai phương án.
Định kỳ chuyên viên phân tích sẽ thiết lập báo cáo phân tích theo yêu cầu của quản lý.
Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo những hướng đi phù hợp dựa trên số liệu phân tích bằng ứng dụng công nghệ và kinh nghiệm phân tích cá nhân.
Tùy theo lĩnh vực phân tích cụ thể mà chuyên viên phân tích mong muốn theo đuổi, kèm theo những công việc chính trên đây, nhà tuyển dụng sẽ có những bổ sung nhiệm vụ đặc thù. Điển hình như với vị trí:
2.1. Chuyên viên phân tích dữ liệu
Cải tiến các chỉ số phân tích từ trích xuất dữ liệu đến phân tích và trình bày những kiến thức chuyên sâu
Chuẩn bị các dữ liệu và báo cáo phục vụ cho các cuộc họp trong doanh nghiệp
Hỗ trợ các phòng ban tính toán và tổng hợp dữ liệu trong các quy trình nghiệp vụ
2.2. Chuyên viên phân tích đầu tư
Mở rộng mối quan hệ trong công việc để nắm bắt nhanh thông tin đầu tư
Nghiên cứu lợi nhuận tiềm năng và cả rủi ro trong đầu tư, đưa ra lời khuyên nên đầu tư hay không
Xây dựng phương án dự phòng rủi ro trong quá trình đầu tư để kịp thời ứng phó
Chuyên viên phân tích trực tiếp tham gia đầu tư dựa trên số liệu phân tích.
Kiến thức chuyên môn là yêu cầu bắt buộc dành cho các chuyên viên phân tích, tuy nhiên, kiến thức là chưa đủ để giúp bạn thành công. Muốn phát triển bền vững lâu dài, sở hữu nhiều quyền lợi từ công việc chuyên viên phân tích mang xu hướng thời đại này, mỗi bạn ứng viên cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng sau:
3.1. Kỹ năng phân tích toán học logic
Hoạt động phân tích là việc tìm kiếm những thông tin, lời giải đáp thông qua những con số. Do đó, năng lực toán học cùng khá năng chọn lọc số liệu để đưa vào phân tích cực kỳ quan trọng đối với một chuyên viên phân tích. Kỹ năng phân tích toán học như xác suất thống kê, toán cao cấp, kinh tế vĩ mô… chính là nhóm kỹ năng đầu tiên mà quân sư khuyến khích các bạn ứng viên trau dồi, nhất là đối với chuyên viên phân tích dữ liệu chuyên sâu.
3.2. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán linh hoạt
Những số liệu phục vụ cho chuyên viên phân tích không phải hiển nhiên mà có, ở cấp bậc chuyên viên, bạn sẽ là người chủ động liên hệ nhiều nguồn cung số liệu để thu thập thông tin phục vụ cho nhiệm vụ phân tích. Muốn làm được điều này, năng lực giao tiếp, đàm phán sẽ là kỹ năng mềm hỗ trợ đắc lực cho chuyên viên phân tích. Kỹ năng này cũng rất được chú trọng đối với vị trí chuyên viên phân tích chứng khoán vì đối tượng khách hàng của họ khá đa dạng.
3.3. Kỹ năng sử dụng tin học
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, các công cụ phân tích dần được hoàn thiện, tạo sự thuận lợi khi sử dụng kèm theo độ chuẩn xác cao. Có thể nói, mỗi chuyên viên phân tích cần thành thạo ít nhất một trong hai ứng dụng phân tích trên máy tính, đó là Excel và/ hoặc SPSS. Một số doanh nghiệp còn đầu tư những phần mềm phân tích chuyên dụng, khi chuyên viên phân tích trúng tuyển sẽ được đào tạo sử dụng sau.
3.4. Kỹ năng ngoại ngữ
Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp đã vươn tầm quốc tế, chính vì vậy, nguồn số liệu phân tích sử dụng ngôn ngữ quốc tế rất phổ biến. Một chuyên viên phân tích giỏi ít nhất phải có khả năng đọc hiểu tiếng Anh, và năng lực tra cứu thông tin bằng tiếng Anh tốt.
3.5. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Cùng một lúc, chuyên viên phân tích sẽ nhận nhiều đầu việc đan xen chứ không phải phân tích xong đầu việc này rồi mới tới đầu việc khác. Ngoài ra, còn phải theo dõi tình hình biến động số liệu của những đầu việc đang triển khai. Nếu không có năng lực quản lý thời gian hiệu quả, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên tốt thì chất lượng công việc của chuyên viên phân tích khó lòng cải thiện.
3.6. Trực giác nhạy bén với những biến động
Kỹ năng này chuyên viên phân tích sẽ được tích lũy theo thời gian thông qua những kinh nghiệm phân tích số liệu lý thuyết và tình hình triển khai thực tế. Rất nhiều trường hợp, chỉ dựa vào số liệu giữa các phương án rất khó đưa ra quyết định nên chọn cái nào, bỏ cái nào. Lúc này, với trực giác nhạy bén, chuyên viên phân tích sẽ biết mình nên ưu tiên phương án nào, hoặc tạm sử dụng phương án nào để đánh giá tình hình, hoặc chủ động phân tích thêm một nhóm số liệu không liên quan nhưng lại có giá trị tác động đến sự lựa chọn. https://hrchannels.com/Uptalent/chuyen-vien-phan-tich.html
Comments