top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảHeadhunter HRchannels

CAE là gì? Tất tần tật về vị trí CAE

CAE là vị trí chịu trách nhiệm quản lý về kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp. Nhờ có vị trí này mà doanh nghiệp luôn hoạt động trong các khuôn khổ, chuẩn mực và tránh được những rủi ro trong quản lý cũng như tài chính.

Vậy công việc, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CAE là gì? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá một số thông tin thú vị về CAE qua bài viết dưới đây. MỤC LỤC: 1- CAE là chức danh gì? 2- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CAE 3- Mô tả công việc 4- Mức lương của CAE 5- Làm sao để trở thành CAE? 6- Tại Việt Nam có CAE không? Xem thêm >>>> Việc làm Kế toán / Kiểm toán

1- CAE là chức danh gì?

CAE là viết tắt của “Chief Audit Executive”, được hiểu là Giám đốc điều hành kiểm toán. Chức danh này dành cho những người chịu trách nhiệm quản lý chung về hoạt động kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.

Một CAE phải có khả năng lập kế hoạch và quản lý các thủ tục kiểm toán cho doanh nghiệp. Họ cũng phải phân tích những rủi ro về pháp lý, kiểm toán doanh nghiệp có thể gặp phải khi thực hiện các chiến lược phát triển, từ đó đưa ra giải pháp ngăn chặn phù hợp.

Các công ty đại chúng thường có bộ phận kiểm toán nội bộ và CAE chính là người chịu trách nhiệm điều hành bộ phận này. CAE sẽ lập các báo cáo kiểm toán cho Uỷ ban kiểm toán (thuộc Hội đồng quản trị) và báo cáo về công tác quản lý cho Giám đốc điều hành.

Công việc của CAE cần có tính độc lập và không chịu sự kiểm soát. Nếu không rất khó để thực hiện chức năng vốn có của vị trí này và chất lượng kiểm toán cũng thấp.

Bạn có thể hiểu, CAE tồn tại với vai trò của cấp kiểm soát thứ ba trong doanh nghiệp. Vai trò của họ sẽ tách biệt, độc lập với việc kiểm soát của cấp độ thứ nhất (thuộc về các nhà quản lý của doanh nghiệp) và cấp độ thứ hai (thuộc về các bộ phận hỗ trợ các chức năng pháp lý, nhân sự, quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính,…).

2- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CAE

2.1- Vai trò của CAE là gì?

Chief Audit Executive hiểu rất rõ về các rủi ro, biện pháp kiểm soát, chiến lược của công ty và môi trường pháp lý, do đó họ hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò của một bên thứ ba trong công tác kiểm toán nội bộ.

Những việc làm hấp dẫn Kế Toán Trưởng Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Ngân hàng/Đầu tư Kế Toán Tổng Hợp Hà nội Bất động sản, Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Kế toán/Tài chính/Kiểm toán Kế toán - Hành chính Hồ Chí Minh Nhân sự , Ôtô / Xe Máy Nhân Viên Kế Toán Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Ôtô / Xe Máy Nhân Viên Kế Toán Hồ Chí Minh

CAE sẽ phối hợp cùng Giám đốc điều hành và ban lãnh đạo công ty để cải thiện hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Về cơ bản, Giám đốc điều hành kiểm toán có những vai trò sau:

- Quản lý báo cáo tài chính để phát hiện ra các rủi ro cũng như đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật.

- Kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp nhằm tìm ra những điểm còn thiếu sót.

- Đề xuất các biện pháp giúp công ty kinh doanh hiệu quả hơn. Từ đó CAE có thể góp phần vào việc cải thiện lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Tham khảo >>>> Kiểm toán là gì? Từ A-Z thông tin về kiểm toán

2.2- Chức năng của CAE

Phạm vi, chức năng công việc của CAE sẽ được thảo luận và thống nhất với Uỷ ban kiểm toán. Thông trường vị trí này sẽ có những chức năng chính sau:

- Kiểm soát: CAE có trách nhiệm kiểm tra, giám sát toàn bộ thông tin và công tác quản lý trong doanh nghiệp.

- Tư vấn: CAE là người tư vấn cho ban quản lý doanh nghiệp các vấn đề liên quan tới quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, tuân thủ các quy định pháp lý, thông lệ kinh doanh,…

- Lập kế hoạch: CAE sẽ phải làm việc cùng Uỷ ban kiểm toán để xác định phạm vi, đối tượng thực hiện kiểm toán hàng năm. Họ cũng phải trao đổi cùng đối tượng được kiểm toán. Có thể hiểu rằng, công việc kiểm toán cần nhận được sự chấp thuận từ Uỷ ban kiểm toán, Hội đồng quản trị hoặc các cơ quan quản lý phù hợp.

- Báo cáo: Sau mỗi cuộc kiểm toán, CAE cần lập báo cáo và gửi trực tiếp cho Uỷ ban kiểm toán và Hội đồng quản trị. Đồng thời, họ cũng gửi một bản báo cáo tới Tổng giám đốc.

2.3- Nhiệm vụ của CAE

Giám đốc điều hành kiểm toán phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

- Đảm bảo chiến lược, cách thức hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ luôn phù hợp với mục tiêu, chính sách của doanh nghiệp.

- Thiết lập các chính sách, thủ tục phù hợp cho việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán luôn được tối ưu.

- Tổ chức, quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, đảm bảo các cuộc kiểm toán được thực hiện theo như kế hoạch đã lập.

- Xây dựng kế hoạch kiểm toán, thực hiện công tác kiểm soát tuân thủ trong toàn bộ doanh nghiệp và đảm bảo các tiêu chuẩn về kiểm toán nội bộ được tuân thủ nghiêm ngặt.

- Thông báo các nguy cơ rủi ro về quản lý, kiểm soát hoặc điều hành trong doanh nghiệp kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết vấn đề, tránh làm thiệt hại đến tài chính hay uy tín của công ty.

- Căn cứ vào các thông tin liên quan đến kế hoạch kinh doanh, tài chính, kế toán của doanh nghiệp để tiến hành hoạch định biện pháp ngăn ngừa rủi ro.

- Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cũng như kiểm soát và xử lý hiệu quả các vi phạm.

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page