Thương hiệu sản phẩm là bản quyền, là nét đặc trưng không thể lẫn, là uy quyền có thể “thét ra lửa” của mỗi doanh nghiệp nơi “thương trường như chiến trường”. Bởi vậy, các doanh nghiệp đã và đang ra sức “chiêu hiền đãi sĩ” để tuyển chọn người duy trì và phát triển hào quang của bảo vật quý giá này. Đó chính là các Brand Manager.
Vậy Brand Manager là gì?, các nhiệm vụ và kỹ năng của người “giữ lửa” thương hiệu này ra sao? Làm thế nào để trở thành một Brand Manager tài ba?
Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của HRchannels. Bạn đọc quan tâm hãy cùng tham khảo bài viết và đưa ra những chiêm nghiệm của bản thân mình nhé.
MỤC LỤC
1. Brand Manager là gì?
2. Brand Manager làm những công việc nào?
3. Brand Manager cần thành thạo những kỹ năng nào?
4. KPI cho vị trí Brand Manager là gì?
5. Tuyển dụng Brand Manager
>>> Xem thêm: Việc làm Marketing tại HRchannels.com
1. Brand Manager là gì?
Brand Manager là Giám đốc thương hiệu hay Quản lý thương hiệu (tùy từng công ty), là những “ngôi sao sáng” trong nhóm ngành FMCG, đảm nhiệm việc quản trị thương hiệu của sản phẩm.
Những việc làm hấp dẫn Brand Manager (FMCG) TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu Brand Marketing Manager (Pet Products) Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quản lý điều hành , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR Marketing Executive (Food) Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Quảng cáo/Khuyến mãi/PR Marketing Manager (E-commerce/B2B) Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu , Bán hàng (Khác) HR & Admin Manager/ Assistant Manager Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Quản lý điều hành
Phối hợp với CCO (Giám đốc kinh doanh), CMO (Giám đốc Marketing), Giám đốc thương hiệu sẽ góp phần vào công cuộc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tỷ lệ hài lòng khách hàng và sau cùng đi kèm với sự lên ngôi của uy tín thương hiệu là các con số tăng trưởng thần kỳ trong doanh thu.
>>> Đọc thêm: 5 điều cần biết về Brand Manager/Quản lý thương hiệu
2. Brand Manager làm những công việc nào?
Làm Quản lý thương hiệu liệu có áp lực? Bạn đã thử tìm hiểu về những công việc một Giám đốc thương hiệu phải đảm nhiệm?
2.1. Nghiên cứu thị trường, “đọc vị” thương hiệu của đối thủ cạnh tranh
Người ta vẫn thường đề cao sự sáng tạo, thứ được coi là linh hồn của mọi thương hiệu. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng thương hiệu cũng là một vận động viên trong cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh nhằm tranh chức quán quân trong lòng người tiêu dùng.
Người xưa thường có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đó cũng là tâm niệm của một Giám đốc thương hiệu như một chiến thuật để đánh bại đối thủ, để hiểu thương hiệu của đối thủ đang ở thứ hạng nào trong lòng khách hàng, để đánh trúng thiếu sót của họ và phát triển thương hiệu theo hướng này. Tất nhiên, khâu “đọc hiểu” khách hàng là không thể bỏ qua bởi mỗi đối tượng khách hàng khác nhau sẽ chỉ “đổ” trước thương hiệu mà họ thực sự yêu thích, thực sự tin tưởng.
2.2. Lập kế hoạch định kỳ cho thương hiệu
Phát triển thương hiệu cũng giống như nuôi dưỡng một khu vườn. Nếu bạn bỏ chăm chút khu vườn đó dù chỉ là một ngày thì hoa lá và cây cối trong khu vườn đó sẽ mất đi rất nhiều sinh khí, chưa kể rằng sẽ có nhiều việc không may xảy ra như sâu bọ tàn phá khu vườn đó. Nói đến đó, bạn đã cảm thấy không ít những rủi ro nảy sinh chỉ bởi vì sự xao lãng của chủ vườn hay chưa?
Thương hiệu cũng giống một con người với những nét tính cách khác biệt, là sự hòa quyện tuyệt vời giữa tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức – điều mà không một doanh nghiệp nào có thể đánh tráo được.
Bởi vậy, để khu vườn mang tên “thương hiệu” phát triển một cách có định hướng, giám đốc thương hiệu cần xây dựng một kế hoạch định kỳ để luôn thích nghi với sự thay đổi liên tục trong nhu cầu của khách hàng và kiêu hãnh ứng phó với đối thủ cạnh tranh.
2.3. Xây dựng, triển khai và đánh giá các kế hoạch truyền thông
Phát triển thương hiệu luôn đi kèm với chiến dịch truyền thông và Marketing. Đó là bộ ba không thể thiếu để sản phẩm được đón nhận rộng rãi trên thị trường. Sức sống của thương hiệu chính là tiếng lòng của khách hàng đối với thương hiệu đó. Thương hiệu cần tạo ra sự ảnh hưởng.
Rõ ràng, trong công cuộc tạo ra sự ảnh hưởng, tiếng tăm của thương hiệu không thể vắng bóng truyền thông, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện trong thời đại số hóa, thứ có thể biến những điều bình thường nhỏ nhặt nhất thành những điều vĩ đại, lớn lao với khẩu hiệu “thắng làm vua, thua thì làm anh hùng”.
2.4. Thiết kế bao bì sản phẩm, in quảng cáo và thiết kế TVC
Khi quyền lựa chọn thuộc về khách hàng thì các nguyên tắc kinh doanh cơ bản đều xoay quanh quỹ đạo “tốt gỗ thì phải tốt cả nước sơn”. Con người ta xưa nay tôn sùng và theo đuổi các giá trị chân – thiện – mỹ, điều này càng tạo động lực cho những người làm Brand không ngừng lên kế hoạch update các thiết kế bắt mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ cho bao bì sản phẩm.
“Đàn bà xấu thì không có quà”, sản phẩm không bắt mắt thì không có người mua. Chưa kể rằng, quảng cáo “nhạt” về nội dung và kém cạnh về thời lượng trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ chỉ làm cho thương hiệu thêm mờ nhạt và dần chết yểu trong lòng khách hàng. Chính vì vậy, dù tốn kém kinh phí và hao tổn tinh lực thì Brand Manager cũng sẽ luôn chú trọng “chăm sóc” tỉ mỉ các TVC quảng cáo với thiết kế sinh động và hứa hẹn lên sóng ở những khung giờ “vàng”.
Comments