Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer – CHRO) là gì? và giữ vai trò gì trong doanh nghiệp? Nhiệm vụ chính của họ là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về công việc của một CHRO.
Thông tin bài viết sẽ gồm những ý chính sau đây:
MỤC LỤC
I. Giám đốc nhân sự là gì?
II. Nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự
III. Yêu cầu đối với giám đốc nhân sự
IV. Việc làm giám đốc nhân sự
I. Giám đốc nhân sự là gì?
Giám đốc nhân sự (CHRO) là giám đốc quản lý cấp cao phụ trách về nhân sự bao gồm toàn bộ nhân viên và tuyển dụng của một công ty hay doanh nghiệp.
Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm điều hành quản lý nguồn nhân lực của một doanh nghiệp cũng như các hệ thống quản lý nhân sự khác.
II. Nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự
1. Lãnh đạo, quản lý
Là một trong các vị trí giám đốc của doanh nghiệp, giám đốc nhân sự cũng có một vai trò dễ thấy nhất là lãnh đạo, quản lý.
Ở đây, vài trò lãnh đạo của giám đốc nhân sự là đứng đầu việc đưa ra các chiến lược với mục đích dự đoán được những đổi mới trong ý tưởng nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên, hiệu quả của công việc và hiệu quả chi phí.
CHRO giám sát và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận nhân sự. Họ đưa ra chỉ đạo và hướng dẫn cho các hoạt động về nhân sự bằng cách giám sát việc quản trị, thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển, phát triển nghề nghiệp,...
Những việc làm hấp dẫn HR Manager TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất HR & Admin Manager Hà Nam, Nam Định, Thái Bình Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất HR Senior Manager Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Quản lý điều hành HR & Admin Manager Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự Production & Warehouse Manager Hà nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Kho vận, Sản Xuất , Ôtô / Xe Máy
Giám đốc nhân sự đảm bảo rằng những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được truyền đạt tới tất cả các cấp bậc nhân viên trong doanh nghiệp, và giúp cho toàn thể nhân viên hiểu được hành vi của họ là cần thiết để có được văn hóa làm việc hiệu suất cao, có tính kết nối.
Vị trí giám đốc này cũng đảm bảo rằng cơ cấu tổ chức và cơ chế thưởng phạt của doanh nghiệp có thể phản ánh được một môi trường kinh doanh năng động và cập nhật từng ngày trong một thị trường ngày càng cạnh tranh. Khi cần thiết, CHRO cũng can thiệp và hòa giải các xung đột theo phong cách chung của doanh nghiệp, từ đó đưa đến những giải pháp thích hợp.
2. Quan tâm đến giá trị con người
Giám đốc nhân sự có khả năng kết nối lực lượng lao động đa dạng. Họ dự đoán trước các vấn đề về nhân sự. Họ hiểu được người lao động chính là nền tảng cốt yếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Họ đảm bảo một môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Trong đó, họ không chỉ quan tâm đến niềm vui của nhân viên, mà còn quan tâm đến công bằng, đạo đức và niềm tin. Để có thể tạo được sự vui vẻ trong công việc, họ cần hiểu được ý nghĩ và tình cảm của nhân viên, biết được mong muốn và nhu cầu của nhân viên. Sự vui vẻ trong công việc rất quan trọng vì nó giúp thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên với công việc, sự hài lòng trong công việc và cam kết về mặt tình cảm đối với doanh nghiệp.
Giám đốc nhân sự tạo một môi trường làm việc thuận lợi và có lợi cho tất cả mọi người. Họ phát triển các mối quan hệ sâu sắc, có tính tin tưởng cao bên trong doanh nghiệp. Từ đó, người lao động đặt niềm tin vào họ và phản hồi lại cho họ những vấn đề trong công việc. Họ kết nối mọi người, khiến cho tất cả nhân viên tạo thành một tập thể đoàn kết.
Xem thêm >>> Chức năng, nhiệm vụ, vai trò phòng nhân sự
3. Tìm hiểu về nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp trong tương lai
Giám đốc nhân sự sử dụng những hiểu biết về xu hướng kinh doanh, xã hội, chính trị để tăng hiểu biết về nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Điều này có thể giúp họ lôi cuốn được nhân sự phù hợp cũng như tạo ra một lực lượng lao động phù hợp để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp.
CHRO cũng là người đánh giá về khoảng cách giữa khả năng hiện tại của doanh nghiệp và nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai. Họ đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có một lực lượng nhân tài sẵn có.
CHRO cũng dựa vào những hiểu biết của họ về những công ty khác để hiểu được xu hướng nguồn nhân lực hiện tại. Họ cũng có thể dựa vào những vị trí việc làm mà công ty đối thủ đang tuyển dụng để dự đoán về xu hướng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp trong tương lai.
4. Ra quyết định
Giám đốc nhân sự cũng có nhiệm vụ đưa ra các quyết định, chiến lược liên quan đến chất lượng của những nhân sự được tuyển dụng vào doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc lãnh đạo, phát triển nhân viên, và đảm bảo sự phát triển kinh doanh trong tương lai của công ty trọng tâm vào nhân sự và văn hóa công ty.
Vị trí này cũng đảm bảo việc ra quyết định và xây dựng chiến lược trong bộ phận nhân sự là phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty. Giám đốc nhân sự là người phát triển các kế hoạch tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, CHRO còn có chức năng cố vấn cho các giám đốc kinh doanh và các trưởng bộ phận trong các vấn đề kinh doanh và quản lý quan trọng.
>>> Tham khảo: Giám đốc nhân sự lương bao nhiêu?
5. Kết nối nhân viên và chủ sử dụng lao động
Giám đốc nhân sự đóng vai trò là cầu nối kết nối các nhu cầu của nhân viên với ban điều hành. Họ vận động đấu tranh cho quyền lợi của nhân viên trong khi cùng lúc cân nhắc đến các vấn đề tài chính. Họ, cùng với ban điều hành, đưa ra các quyết định nhằm cân bằng giữa niềm vui của nhân viên và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Giám đốc nhân sự đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp đi đúng hướng. Họ tìm cách giao tiếp và tác động để nhân viên thay đổi theo hướng tích cực. Họ đảm bảo rằng phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý phù hợp với mục tiêu văn hóa của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện đại, CHRO cũng chịu trách nhiệm cho việc văn hóa doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu hoạt động trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Thị trường lao động toàn cầu đòi hỏi một tư duy linh hoạt, nhanh nhẹn và cởi mở. CHRO có trách nhiệm thúc đẩy sự nhanh nhẹn và cởi mở tại nơi làm việc bằng cách sử dụng kỹ năng giao tiếp đa văn hóa. Họ là người quản lý lực lượng lao động đa dạng của doanh nghiệp.
>>>> Đọc thêm: CHRO là gì? Vai trò của CHRO trong doanh nghiệp
7. Phân tích
Giám đốc nhân sự tiếp tục đóng vai trò phân tích trong đó họ tận dụng các công cụ quản lý để xác định, sắp xếp và xây dựng nguồn nhân lực để giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tổng thể và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Họ lãnh đạo bộ phận nhân sự trong việc phân tích và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, tìm ra những thiếu hụt, và tạo ra những chiến lược dựa trên những kết quả phân tích. Những chiến lược này nhằm trau dồi kỹ năng và nâng cao hiệu suất ở tất cả các cấp bậc nhân viên trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, giám đốc nhân sự cũng chuyển những kết quả phân tích của mình cho các giám đốc kinh doanh khác để sử dụng trong việc giải quyết các vấn đề và thúc đẩy chương trình kinh doanh.
8. Nhiệm vụ khác
Trên đây là những nhiệm vụ chính và mô tả công việc của một giám đốc nhân sự. Ngoài ra, giám đốc nhân sự có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nếu họ thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
III. Những yêu cầu đối với giám đốc nhân sự
Đối với vị trí giám đốc nhân sự, ứng viên cần đáp ứng được một số yêu cầu về nghề nghiệp. HRchannels chia sẻ về khung năng lực trưởng phòng nhân sự hay giám đốc nhân sự.
1. Học vấn
Ứng viên ứng tuyển vào vị trí giám đốc sản xuất cần có học vị Thạc sĩ trở lên trong các lĩnh vực nhân sự, quản trị và những lĩnh vực có liên quan. Ứng viên cũng cần có Chứng chỉ Chuyên gia Nhân sự (SHRM certification). Tuy nhiên, ứng viên có kinh nghiệm tương đương có thể quy đổi qua trình độ học vấn.
2. Kinh nghiệm
Vị trí giám đốc nhân sự yêu cầu ứng viên cần có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí cấp cao của bộ phận nhân sự, ưu tiên những ứng viên từng làm CHRO, giám đốc đào tạo và phát triển, trưởng phòng quản trị nhân sự, hoặc giám đốc tuyển dụng.
Giám đốc nhân sự cần có kinh nghiệm xây dựng chiến lược về nhân sự cũng như kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân sự thành công hướng tới mục tiêu chung.
Ngoài ra, ứng viên cũng cần có khả năng quản lý chung cho phép họ đánh giá được môi trường kinh doanh nội bộ và đưa ra những thay đổi khi cần thiết.
3. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo tất nhiên không thể thiếu đối với một giám đốc nhân sự. Họ cần có khả năng lãnh đạo và tạo niềm tin ở nhân sự cấp dưới ở bộ phận nhân sự cũng như các bộ phận khác.
4. Kỹ năng cá nhân
Các kỹ năng như đàm phán, giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ, khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực cao cũng là những kỹ năng không thể thiếu.
5. Kỹ năng phân tích
Ứng viên ứng tuyển vị trí giám đốc nhân sự cũng cần thể hiện được khả năng phân tích, tóm tắt và trình bày thông tin một cách rõ ràng, đầy đủ nhằm đưa ra các chiến lược nhân sự để cải thiện hiệu suất làm việc của tất cả các bộ phận.
6. Kỹ năng giao tiếp
Với vai trò là cầu nối giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, cũng như là người vận động đấu tranh cho quyền lợi của người lao động, kỹ năng giao tiếp đối với một giám đốc nhân sự là không thể thiếu. Họ cần có khả năng giao tiếp để tạo dựng niềm tin ở nhân viên, đảm bảo thông tin được truyền từ trên xuống dưới một cách thông suốt.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp còn giúp CHRO có thể đánh giá hiệu quả làm việc của toàn bộ bộ phận nhân sự và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, cũng như thực hiện báo cáo công việc một cách rõ ràng, ngắn gọn và có sức thuyết phục.
7. Kỹ năng công nghệ thông tin
Tất nhiên, đối với một giám đốc nhân sự, hay bất kỳ vị trí giám đốc nào hiện nay, kỹ năng tin học văn phòng là không thể thiếu. Họ cần có kỹ năng chuyên nghiệp về MS Word, Excel, Powerpoint, và một số phần mềm nhân sự như HRIS, ATS.
8. Kiến thức
Ở vị trí cao nhất quản lý tất cả các bộ phận nhân sự, CHRO cần có kiến thức về chức năng của bộ phận nhân sự, luật lao động, cũng như những kiến thức liên quan cần sử dụng trong quá trình làm việc.
Giám đốc nhân sự có thể coi là người chăm sóc và nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm tìm kiếm nhân tài, giữ chân nhân tài, cũng như kết nối toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh giúp doanh nghiệp tiến về phía trước.
Hy vọng với những nhiệm vụ chính cũng như yêu cầu đối với vị trí giám đốc nhân sự, bạn đã có những hiểu biết cơ bản về vị trí này. Nếu bạn thấy hứng thú với việc làm CHRO hoặc doanh nghiệp bạn đang cần tuyển dụng vị trí Giám đốc nhân sự, hãy liên hệ với chúng tôi - Headhunter hàng đầu Việt Nam nhé.
Nguồn ảnh: Internet.
Chi tiết liên hệ:
Website: Headunter Vietnam - HRchannels
Hanoi Office 1: Floor 10, CIT Building, 15 Duy Tan str, Cau Giay, Hanoi
Hanoi Office 2: B1 Villa - Vinhomes Botanica, Ham Nghi str, Nam Tu Liem, Hanoi
Hai Phong Office: 108 Lach Tray Str, Ngo Quyen, Hai Phong
HCM Office: Floor 9, Vietcomreal Building, 68 Nguyen Hue Str, District 1, HCMC
Office Number: 84 24 32262768/ 84 24 37558453| Hotline: 08 3636 1080 |
Comentários